Search this blog

Loading

12/31/2007 05:00:00 PM

(0) Comments

Việc nên làm cuối năm

タオ チューン

Cuối năm là thời gian mà các doanh nghiệp thường bận rộn với nhiều việc, từ các công việc đối nội như xem xét lại các quy trình làm việc, đánh giá thành tích làm việc của nhân viên cho đến các công việc đối ngoại như rà soát lại hệ thống phân phối, tổ chức các sự kiện, Hội nghị khách hàng...

Theo Ty Freyvogel - Chủ tịch Công ty Greyvogel communications, chuyên tư vấn về lĩnh vực viễn thông dành cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và các doanh nghiệp trong danh sách Fortune 500, các nhà quản trị nên dành thời gian để làm những việc dưới đây vào dịp cuối năm.

1. Rà soát lại các quy trình, hệ thống làm việc từ trên xuống dưới

Việc làm này sẽ giúp doanh nghiệp xác định các vấn đề vướng mắc cần giải quyết và tháo gỡ. Doanh nghiệp có thể tự mình giải quyết các vấn đề hoặc nhờ đến sự hỗ trợ, hướng dẫn từ bên ngoài, chẳng hạn, cần một chuyên gia máy tính tư vấn việc sử dụng phần mềm sao cho hiệu quả hơn. Đừng nên giả định rằng mọi thứ đều đang diễn ra trôi chảy như lúc đầu và doanh nghiệp không cần phải điều chỉnh gì? Khi rà soát lại các quy trình, hệ thống làm việc của doanh nghiệp mình, nhiều ông chủ doanh nghiệp thường rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng doanh nghiệp của họ lẽ ra đã có thể đạt được nhiều thành công hơn nếu không bị rơi vào một số thói quen, lối mòn cũ.

2. Xem xét lại tất cả các hợp đồng với các nhà phân phối

Doanh nghiệp cần phải xem lai quan hệ với từng nhà phân phối, chính sách giá cả áp dụng cho họ ra sao, hiệu quả hợp tác với họ như thế nào và quan hệ hợp tác có đem lại lợi ích cần thiết cho hai bên hay không. Nếu không, cần phải thay đổi các chính sách phân phối.

3. Xác định lại những khách hàng tốt nhất và gửi lời cảm ơn đến họ

Nên xác định lại các khách hàng tốt nhất theo mức đóng góp lợi nhuận mà mỗi khách hàng đem lại cho doanh nghiệp. Những khách hàng thường xuyên làm ăn với doanh nghiệp chưa chắc tốt nhất nếu xét về khả năng tạo ra lợi ích cho từng khách hàng đem lại doanh nghiệp. Sau khi đã xác định được những khách hàng tốt nhất, cần phải có hành động bày tỏ sự cảm ơn họ, tìm hiểu xem họ mong muốn thêm điều gì để giúp họ cải thiện hay phát triển kinh doanh.

4. Đánh giá thành tích làm việc của các nhân viên và tìm hiểu nguyện vọng của nhân viên

Thảo luận với các nhân viên xem họ có thể làm điều gì để doanh nghiệp vận hành tốt hơn. Nên tranh thủ cơ hội để tìm hiểu điều gì làm cho các nhân viên đam mê, gắn bó với công việc nhiều nhất và họ muốn phát huy năng lực của mình ở những lĩnh vực, công việc nào nhất. Đôi khi các nhân viên có những nguyện vọng rất đơn giản mà chủ doanh nghiệp lại không nghĩ đến.

5. Đối xử với các nhân viên như những đối tác chiến lược

Những người có khả năng xây dựng quan hệ tốt với khách hàng thường là các nhân viên làm việc thường xuyên với khách hàng. Họ có thể có nhiều ý tưởng để tạo ra sự thỏa mãn nhiều hơn cho khách hàng mà nhà quản trị lại chưa phát hiện ra. Hãy tổ chức một cuộc diễn đàn cuối năm để thu thập các ý tưởng này, lắng nghe đề xuất của các nhân viên để làm cho họ có cảm giác rằng chính họ là nhũng đối tác quan trọng của doanh nghiệp, từ đó thúc đây họ sẽ làm việc tốt hơn.

6. Dọn dẹp văn phòng

Cuối năm là một dịp tốt để dọn dẹp những thứ không còn cần thiết cho công việc. Các nhân viên chắc chắn sẽ làm việc vui vẻ hơn và có hiệu quả hơn trong một môi trường sạch sẽ, ngăn nắp. Một môi trường làm việc sạch đẹp sẽ góp phần kích thích sự sáng tạo của các nhân viên.

7. Xem xét lại chiến dịch tiếp thị

Doanh nghiệp cần rà soát lại xem những hoạt động tiếp thị nào đang có tác dụng tốt và những hoạt động nào không có hiệu quả. Không nên ngần ngại thay đổi chiến dịch tiếp thị nếu nó không còn tác dụng nữa.

8. Bảo trì, cập nhật trang web của doanh nghiệp

Nội dung của trang web cần phải được cập nhật để phản ánh những thay đổi trong năm qua và phương hướng hoạt động của doanh nghiệp trong năm tới.

9. Xem xét nâng cấp công nghệ

Nếu doanh nghiệp cần thay các máy tính mới hay lắp đặt một hệ thống điện thoại mới thì cuối năm là thời điểm tốt để thực hiện. Việc nâng cấp các công nghệ luôn cần thiết vì điều này sẽ giúp các nhân viên tiết kiệm được thời gian và nâng cao hiệu quả công việc.

10. Xem xét lại các hợp đồng bảo hiểm

Các doanh nghiệp thường có thói quen ký các hợp đồng bảo hiểm xong thì không để ý tới nữa cho đến khi xảy ra sự cố. Hãy dành thời gian để xem xét lại các điều kiện và điều khoản của các hợp đồng bảo hiểm.

Source: DNSG

12/31/2007 04:37:00 PM

(0) Comments

Famous saying

タオ チューン

,

Never count on making a good sale. Have the purchase price be so attractive that even a mediocre sale gives good results.
Warren Buffet

12/31/2007 04:32:00 PM

(0) Comments

Happy New Year song!

タオ チューン

,

12/31/2007 04:13:00 PM

(0) Comments

Lý thuyết X & Y

タオ チューン

The American psychologist, Douglas McGregor, studied leadership styles. McGregor argued that managers operate from their personal view of how employees function. He separated managers into two groups based on Maslow's Hierarchy of Needs. He related Theory X managers to lower order needs in the hierarchy and Theory Y managers to higher order needs.

Theory X managers assume that people are intrinsically lazy, take no responsibility, are incapable of self-discipline and only want security. People must be controlled and threatened before they will work. The autocratic leadership style is the only one that works.

Theory Y managers assume that people like their work, are intrinsically motivated, have self-control and do seek responsibility. Employees can be consulted since individuals are emotionally mature, positively motivated towards their work; and see their own position in the management hierarchy. Managers will find that the participative approach to problem solving and decision making leads to far better results than authoritarian orders from above.

McGregor saw the two theories as separate entities. Theory Y is difficult to implement on the work floor of a large mass production operation, but can be used by managing professionals. He suggested that management could use either theories to motivate employees in most other cases, but would gain better results using Theory Y rather than Theory X, because X appeals to higher level needs.

However, Theory Y participatory leadership is not always the better leadership style. Schein used McGregor's work to call for a contingent approach to an effective leadership style, one that depends on the manager's preference for a style, their past experience, inner drivers, organisational context, the environment at large as well as the job at hand. A Theory X manager knows only the autocratic mode, but a Theory Y manager can chose to be autocratic, paternalistic, consultative or participatory.

McGregor' theories are useful for analysis as well as for the selection of an adequate intervention.
Summary
Theory X Theory Y
Assumptions Humans inherently dislike working and will try to avoid it if they can. People view work as being as natural as play and rest. Humans expend the same amount of physical and mental effort in their work as in their private lives.
Because people dislike work they have to be coerced or controlled by management and threatened so they work hard enough. Provided people are motivated, they will be self-directing to the aims of the organization. Control and punishment are not the only mechanisms to make people work.
Average employees want to be directed. Job satisfaction is key to engaging employees and ensuring their commitment.
People don't like responsibility. People learn to accept and seek responsibility. Average humans, under the proper conditions, will not only accept but even naturally seek responsibility.
Average humans are clear and unambiguous and need security at work. People are imaginative and creative. Their ingenuity should be used to solve problems at work.
Application Shop Floor, Mass Manufacturing - Production Workers Professional Services, Knowledge Workers - Managers and Professionals
Conducive to Large scale efficient operations Management of Professionals, Participative Complex Problem Solving
Management Style Authoritarian, Hard Management Participative, Soft Management

Source: www.provenmodels.com

12/31/2007 08:36:00 AM

(0) Comments

Famous saying

タオ チューン

,

Most of what we call management consists of making it difficult for people to get their jobs done.
~ Peter Drucker

12/29/2007 09:49:00 PM

(0) Comments

Famous saying

タオ チューン

,

Price is what you pay. Value is what you get.
Warren Buffet

12/28/2007 12:51:00 PM

(0) Comments

ẢNH HƯỞNG CỦA E-MAIL TẠI NƠI LÀM VIỆC

タオ チューン

Thư điện tử (e-mail) đã trở thành một phần không thể thiếu được của cơ cấu thông tin trong một tổ chức. Nó được xem là một phương tiện truyền thông hữu hiệu, nhưng nếu khai thác không đúng cách, nó có thể làm giảm năng suất lao động của nhân viên.

Việc đọc và trả lời e-mail dĩ nhiên làm người ta phải gián đoạn dòng tư tưởng hay những công việc khác, dẫn đến sự thiếu tập trung vào công việc khiến năng suất bị giảm. Một số nhân viên biện luận rằng họ có thể vừa làm việc với e-mail vừa thực hiện những công việc khác. Nhưng thực ra, theo Kathleen Nadeau, nhà tâm lý học kiêm tư vấn cho doanh nghiệp, chuyên nghiên cứu về việc quản lý thời gian và những rối loạn của chứng thiếu tập trung, “não bộ của chúng ta không có khả năng thực hiện hai tác vụ cùng một lúc.” Bà nói việc thường xuyên gián đoạn một công việc này để thực hiện một công việc khác làm quá trình nhận thức của chúng ta bị suy kiệt một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là phủ nhận tác động tích cực của e-mail. Một số nhà tâm lý khác cho rằng những gián đoạn do e-mail ở một mức độ nào đó có thể làm tăng tính sáng tạo và năng lực làm việc của con người.

Adam Cox, chuyên gia tâm lý đã có nhiều năm nghiên cứu về ảnh hưởng của việc thực hiện nhiều tác vụ cùng một lúc và những sự gián đoạn, giải thích rằng khi chúng ta nhận những e-mail liên quan đến công việc, chúng thường kích thích phần vỏ não dưới trán (prefrontal cortex) khiến chúng ta giải quyết các vấn đề một cách tốt hơn. Phần vỏ não này là vùng chuyên cấu tạo và hình thành những ý tưởng và ngôn ngữ, cũng như điều hòa những tình cảm yêu, ghét, giận hờn của con người.

Nhưng việc gì cũng có những giới hạn của nó. Cox lưu ý : “Chúng ta không biết rằng đọc và trả lời bao nhiêu e-mail là vừa, nhưng rõ ràng là đến một mức độ nào đó, nó không còn làm tăng khả năng làm việc nữa.”

Như vậy, vấn đề đặt ra là có cần giới hạn số lần kiểm tra hộp thư e-mail trong một ngày hay không. Đa số các chuyên gia đều đồng ý rằng điều này phụ thuộc vào công việc và ngành nghề của mỗi người, và họ nên tự đề ra quy định cho riêng mình.

Christi Youd, Chủ tịch hãng tư vấn Organize Enterprise và là tác giả cuốn sách Organize Your Office for Success (Tổ chức văn phòng của bạn để thành công), đề nghị thực hiện việc kiểm tra này hai lần một ngày vào mười giờ sáng và một hay hai giờ chiều, vì như vậy chúng ta sẽ còn một hay hai giờ làm việc sau đó.

Trái lại, nhà tư vấn về nghề nghiệp, Debra Condren, cho rằng việc ấn định một thời điểm cụ thể để kiểm tra e-mail có thể tạo căng thẳng nhiều hơn, đặc biệt là khi bạn chưa kịp xem một thư quan trọng của sếp hay của khách hàng.

Thomas Jackson, Giáo sư trường Đại học Loughborough ở Leicestershire, Anh, đã cùng hai người đồng sự là Ray Dawson và Darren Wilson thực hiện một cuộc nghiên cứu đánh giá mức độ ảnh hưởng của những lần gián đoạn do e-mail gây ra tại nơi làm việc. Cuộc nghiên cứu được tiến hành tại Danwood Group – một công ty chuyên cung cấp thiết bị văn phòng, có hơn 500 nhân viên làm việc ở 19 chi nhánh của công ty trên khắp nước Anh.

Kết quả cho thấy đa số nhân viên đều dùng chương trình kiểm tra thư mới đến năm phút một lần, và mất từ sáu giây đến hai phút để trả lời một thư. Thời gian để họ trở lại mức độ làm việc giống như trước khi bị gián đoạn bởi e-mail là 64 giây. Dù những khoảng thời gian này có thể không nhiều, nhưng với một số lượng e-mail nhận được ngày càng tăng trong một ngày thì mức ảnh hưởng lũy tiến của nó không còn là ít nữa.

Từ đó, Jackson đề nghị một số phương pháp để giúp nhân viên giảm ảnh hưởng của những gián đoạn trong công việc do e-mail gây ra. Ví dụ như, kéo dài thời gian kiểm tra thư mới đến lên 45 phút một lần thay vì năm phút, như vậy họ sẽ có thêm nhiều thời gian hơn để làm công việc thực sự của họ.

Một trong những vấn đề lớn hiện nay là số lượng e-mail nhận được trong một ngày đối với một số người có thể là khá nhiều, trong đó có nhiều thư rác. Vậy người ta phải làm gì trước khi mở thư ra xem ? Các chuyên gia cho biết người ta có thể bỏ ra khoảng hai phút để xem qua những e-mail họ muốn trả lời, và thường xóa ngay lập tức những e-mail không cần thiết khác, nhất là thư rác.

Theo Eric Abrahamson, giáo sư trường Kinh doanh Columbia ở New York, bạn có thể dùng chức năng xem trước để hiển thị một vài dòng đầu tiên của nội dung, từ đó quyết định thư nào có thể xóa ngay, thư nào cần phải trả lời…

Bà Youd nói Microsoft Outlook và một số chương trình quản lý e-mail khác có chức năng đánh dấu mức độ ưu tiên của các thư bằng biểu tượng cờ với nhiều màu sắc khác nhau – màu đỏ là mức ưu tiên cao nhất. Chức năng này giúp bạn có thể phân loại các thư cần phải trả lời nhưng chưa thể trả lời ngay được.

Trong thời đại bùng nổ thông tin như ngày nay, việc quản lý tốt các phương tiện thông tin liên lạc hiện đại như e-mail và tán gẫu (chat) là điều cần thiết. Những công cụ hiện đại đó giúp chúng ta trao đổi thông tin nhanh chóng hơn nhưng cũng có những tác động không tốt đến năng suất lao động. Vấn đề chủ yếu là chúng ta sử dụng chúng như thế nào để khai thác tối đa công năng của chúng.

(Đăng Thiều tổng hợp)
(Theo New York Times và Danwood Group)
Source: TBVTSG

12/28/2007 12:46:00 PM

(0) Comments

Famous saying

タオ チューン

,

The future is taking shape now in our own beliefs and in the courage of our leaders. Ideas and leadership - not natural or social 'forces' - are the prime movers in human affairs.
George Roche

12/28/2007 12:41:00 PM

(0) Comments

ĐỐI XỬ VỚI NHÂN VIÊN LỚN TUỔI

Một trong những khó khăn mà các nhà quản trị trẻ phải vượt qua là khẳng định khả năng của mình trước những nhân viên lớn hơn họ cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề. Sarah E. Needleman – Phó tổng biên tập của CareerJournal.com, trang web chuyên về tư vấn nghề nghiệp của nhật báo The Wall Street Journal – đã ghi lại kinh nghiệm của một số người về vấn đề này.

Giám đốc Dominic Ventresca, 23 tuổi, của công ty sơn Certa Painters ở Niagara Falls, bang New York, tâm sự rằng những ứng viên xin việc thường ngạc nhiên khi thấy anh là người phỏng vấn họ. Anh nói : “Họ nghi ngờ năng lực của tôi.”

Trường hợp của Ventresca không phải là ngoại lệ. Nhiều người trẻ tuổi khác cũng lâm vào những hoàn cảnh khó xử khi thuộc cấp của họ là những người đáng tuổi cha chú.

Theo Ban quản lý các doanh nghiệp nhỏ ở Mỹ, vào năm 2005, số lượng các nhà điều hành trẻ trong độ tuổi 20-30 chiếm 10 % tại các công ty có ít hơn 500 nhân viên, tương đương với số liệu thống kê trong năm 2002. Tuy nhiên, Ed Reilly, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hiệp hội Quản lý Mỹ ở New York, cho rằng số lượng các nhà điều hành trẻ trong độ tuổi này có khả năng gia tăng đáng kể trong những năm sắp tới.

Dưới đây là một số kỹ năng mà những nhà quản lý và doanh nhân trẻ tuổi cần trang bị để có thể điều hành những nhân viên lớn tuổi hơn họ rất nhiều.

Lắng nghe với thái độ cởi mở

Justin Schaldone, 25 tuổi, Giám đốc tiếp thị của công ty thời trang eFashion Solutions ở Secaucus, bang New Jersey, đề nghị : Bạn nên lắng nghe những đề xuất của nhân viên với thái độ sẵn sàng tiếp thu những điều mới lạ. Vì nghĩ rằng mình có nhiều kinh nghiệm hơn và đã từng hoàn tất một công việc nào đó theo cách của mình nên họ thường không đồng ý với cách làm mới của bạn.

Schaldone dẫn chứng bằng kinh nghiệm của mình : gần đây, khi một nhân viên lớn tuổi đề xuất một thay đổi cho một trong những chỉ thị của anh, anh đề nghị một giải pháp là thực hiện cả hai tiến trình cùng một lúc và so sánh kết quả đạt được. Cuối cùng, phương thức của anh đã gây nhiều ấn tượng với nhân viên đó vì những hiệu quả mà nó mang lại. Anh nói : “Cho mọi người có cơ hội nói lên ý tưởng của họ về công việc đang làm giúp tôi có được sự tôn trọng từ những đồng sự, nhân viên lớn tuổi.”

Chứng tỏ bản lĩnh

Jaylaan Llewellyn, 27 tuổi, người sáng lập kiêm Giám đốc điều hành công ty sản xuất đĩa nhạc Bluhammock Music, cho rằng dù thực sự cầu thị, những nhà điều hành trẻ tuổi cũng cần phải có bản lĩnh, và đôi lúc cũng phải “diễu võ giương oai” để chứng tỏ khả năng của mình, dĩ nhiên đừng kiêu ngạo thái quá.

Cô kể rằng có lần cô yêu cầu một nhân viên lớn hơn cô 12 tuổi thay đổi một số điểm trong kế hoạch tiếp thị của ông ta. Ông ta tỏ vẻ bất bình ngay lập tức vì cho rằng mình đã làm công việc này trong nhiều năm, và kế hoạch đó giống như bao kế hoạch tiếp thị khác. Llewellyn nói cô không nghi ngờ những phương pháp theo lối cổ truyền của ông ta, nhưng cô có những ý tưởng mới trong tiếp thị và cương quyết thực hiện theo hướng đó.

Cô nói : “Có một sự dung hòa tế nhị giữa việc làm một người trẻ tuổi tự cho mình thấu hiểu mọi sự trên đời với việc khúm núm trước kinh nghiệm của người khác. Tôi đã ở trong một hoàn cảnh khó xử, nhưng tôi phải bảo vệ cái gì tôi nghĩ là đúng cho công ty của mình.”

Tránh bàn về chuyện tuổi tác

Ventresca khuyên các nhà quản lý trẻ không nên nói gì về số tuổi của mình, vì “việc nhận thấy mình lớn hơn sếp đến 30 tuổi không là một suy nghĩ vui vẻ đối với những nhân viên lớn tuổi.” Anh nói : “Tôi tự hào về những thành quả mình đạt được, nhưng đó không phải là điều tôi cần phải cho mọi người biết.”

Tự tin

Edward Smolyansky, 27 tuổi, Giám đốc tài chính của công ty Lifeway Foods ở Morton Grove, bang Illinois, nhớ lại cảm giác lo lắng của anh khi đảm nhận nhiệm vụ này cách nay năm năm, chẳng phải về chuyên môn mà về những ấn tượng của những ứng viên xin việc mà anh phỏng vấn hồi đó. Anh nghĩ rằng họ đã cảm thấy không thoải mái khi phải làm việc cho một người quá trẻ như anh.

Smolyansky và chị gái Julie 32 tuổi của anh, Giám đốc điều hành công ty, thừa hưởng Lifeway Foods khi bố họ, người sáng lập công ty, qua đời năm 2002. Kể từ đó, anh đã học cách xóa bỏ những cảm giác lo lắng liên quan đến tuổi tác vì chúng có thể ảnh hưởng không tốt đến những xét đoán của anh trong công việc. Anh nói : “Công việc của bạn không phải là quá chú tâm đến những người lớn tuổi hơn bạn. Công việc của bạn là chọn được một nhân viên tốt nhất, phù hợp nhất cho một vị trí nào đó.”

Có người tư vấn đáng tin cậy

Ở những công ty mới thành lập, cô Llewellyn nhận xét, những người lớn tuổi có thể thấy thoải mái hơn với những vị trí tư vấn, vì điều đó cho phép họ vừa phát huy giá trị chuyên môn của mình vừa có thêm thu nhập. Mặt khác, các công ty này thường chưa có đủ khả năng để trả lương cao cho những nhân viên có kinh nghiệm.

Aaron Brown, một nhà nghiên cứu của hãng IBM, nói những nhà quản lý trẻ có thể được hưởng lợi nhiều khi có một mối quan hệ với một người cố vấn dày dạn kinh nghiệm. Năm 2004, Brown gia nhập IBM khi 29 tuổi ; một năm sau đó ông được đề cử làm trưởng nhóm và sau đó làm giám đốc chương trình.

Ông cho biết ông thường xuyên nói chuyện với người cố vấn của mình, từng là một nhà quản lý cao cấp của IBM và hiện đang là chuyên viên tư vấn cho hãng này. Những cuộc nói chuyện như thế đã giúp ông thêm tự tin về khả năng lãnh đạo một nhóm có nhiều người lớn tuổi hơn ông. Brown nói : “Ông ta kể cho tôi nghe nhiều tình huống ông ta đã trải qua để trở thành người lãnh đạo những người có nhiều kinh nghiệm hơn. Và tôi đã thấy tự tin hơn qua những bài học đó.”

(Đăng Thiều dịch)
Source: TBVTSG

12/28/2007 12:37:00 PM

(0) Comments

Famous saying

タオ チューン

,

I will tell you how to become rich. Close the doors. Be fearful when others are greedy. Be greedy when others are fearful.
Warren Buffet

12/28/2007 12:32:00 PM

(0) Comments

10 Sự kiện Kinh tế Việt Nam năm 2007

タオ チューン

Như thông lệ vào dịp cuối năm, các chuyên viên, cộng tác viên và phóng viên TBKTSG điểm lại những vấn đề đáng chú ý của nền kinh tế trong năm 2007 thông qua việc bình chọn 10 sự kiện kinh tế.

Lạm phát hai chữ số
Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2007 đã ở mức hai chữ số, 12,6% và là mức cao nhất trong 11 năm qua. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nguyên nhân chính khiến lạm phát tăng mạnh là do việc điều hành chính sách tiền tệ không theo kịp diễn biến kinh tế trong nước.

Dòng vốn nước ngoài vào Việt Nam tăng cao
Những con số kỷ lục mới được thiết lập trong năm 2007: thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 20,3 tỉ đô la Mỹ (năm ngoái là 12 tỉ đô la), vốn đầu tư gián tiếp khoảng 5,3 tỉ đô la, vốn ODA cam kết tài trợ 5,4 tỉ đô la Mỹ, và kiều hối cũng xấp xỉ 8 tỉ đô la.
Vốn vào nhiều cho thấy Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, nhưng cũng nổi lên mối lo ngại về khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.

Sốt giá nhà, đất, vàng
Sự việc người dân chen lấn nhau để đăng ký mua căn hộ của các dự án The Vista, Sky Garden 3, Blue Diamond ở TPHCM có phần xuất phát từ việc giá nhà đất trong năm 2007 bị “sốt” cục bộ. Giá nhiều căn hộ cao cấp tăng gấp ba lần chỉ trong vòng một năm. Các nhà môi giới bất động sản lý giải nguyên nhân là do cầu tăng đột biến song nguồn cung lại nhỏ giọt, chủ yếu do quy định pháp luật quá nhiêu khê. Nhiều dự báo cho thấy năm 2008 thị trường bất động sản sẽ tiếp tục nóng khi mà người nước ngoài được phép mua nhà tại Việt Nam, và kiều hối đổ về ngày càng nhiều.
Trong khi đó, vàng cũng ghi dấu ấn kỷ lục trong vòng 28 năm qua, khi lên tới mức giá hơn 16 triệu đồng/lượng vào tuần đầu tháng 11-2007.

Nhập siêu kỷ lục
Mức nhập siêu trong năm 2007 được ước tính lên tới hơn 12 tỉ đô la Mỹ. Dù còn nhiều ý kiến nhận định trái ngược nhau về tình hình nhập siêu của năm nay, nhưng có một điểm chung trong các nhận định là nó phản ánh sự yếu kém căn bản của nền kinh tế với khu vực công nghiệp chủ yếu dựa vào lắp ráp, gia công là chính.

Tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm kém và dịch bệnh hoành hành
Sự kiện ém nhẹm thông tin nước tương có chứa chất 3-MCPD (có nguy cơ gây bệnh ung thư) vượt mức cho phép, nhiều vụ ngộ độc thực phẩm liên tiếp xảy ra và bệnh dịch tả bùng phát ở nhiều tỉnh, thành trong năm qua cho thấy sự yếu kém của hệ thống quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, y tế cộng đồng và vệ sinh phòng dịch. Cũng chính sự yếu kém này dẫn đến thiệt hại cho không ít doanh nghiệp sản xuất nước tương, mắm tôm trong nước khi việc công bố thông tin không rõ ràng và thiếu căn cứ khoa học.

Hạ tầng yếu kém cản trở tiến trình phát triển
Đường sá xuống cấp trầm trọng khiến cho tình trạng ách tắc giao thông tại các đô thị lớn trở thành vấn nạn đối với người dân và doanh nghiệp. Việc cắt điện luân phiên khi mới bước vào mùa khô cũng ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế và đời sống. Hạ tầng yếu kém chính là một trong những nút thắt cổ chai của nền kinh tế trong năm qua, làm chậm tiến trình phát triển.

Đề án 112 phá sản
Đề án “Tin học hóa quản lý hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2005” được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định 112 ngày 25-7-2001, gọi tắt là Đề án 112, với tổng mức đầu tư được duyệt là 3.836,85 tỉ đồng, đã bị ngưng theo một quyết định của Thủ tướng vào tháng 4 năm nay do lãng phí, không hiệu quả. Trong tổng kinh phí đã cấp là 1.534,32 tỉ đồng, chỉ riêng số tiền sử dụng sai mục đích đã hơn 200 tỉ đồng. Cơ quan điều tra đã khởi tố bị can đối với 17 đối tượng, trong đó có ông Vũ Đình Thuần, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP), Trưởng ban Điều hành Đề án 112; hai cán bộ VPCP và 14 đối tượng là tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc các nhà xuất bản và doanh nghiệp. Sự thất bại của Đề án 112 là một bài học lớn cho Chính phủ về đầu tư công.

Các cam kết WTO có hiệu lực
Ngày Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) là ngày 11-1-2007. Đây cũng là cột mốc về thời gian để Việt Nam thực hiện các cam kết WTO của mình. Chính các cam kết này đã trực tiếp hay gián tiếp tạo nên sự sôi động mọi mặt của nền kinh tế Việt Nam trong năm qua.

Thị trường chứng khoán nhiều biến động
Mặc dù được xem là năm thành công, chỉ số VN-Index tăng từ 741 điểm vào ngày 2-1-2007 lên 918,43 điểm vào ngày 25-12, tức tăng gần 25%, tổng lượng vốn huy động qua thị trường chứng khoán trong năm 2007 đạt 90.000 tỉ đồng, tăng gấp ba lần so với năm 2006, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn phát triển trong trạng thái phập phù, thiếu vững chắc. Sau đợt tăng mạnh vào những tháng đầu năm, thị trường rơi vào tình trạng ảm đạm kéo dài xen lẫn những đợt bùng phát trở lại nhưng rất ngắn. Tổng giá trị vốn hóa thị trường tính đến cuối năm 2007 đã hơn 40% GDP.

Hai vụ tai nạn xây dựng gây bàng hoàng cho người dân cả nước
Sự cố sập nhịp dẫn công trình cầu Cần Thơ ngày 26-9 làm 50 người chết và hơn 80 người bị thương và mới đây vụ sạt lở núi tại công trình thủy điện Bản Vẽ ở tỉnh Nghệ An vào ngày 15-12 khiến 18 người bị thiệt mạng cùng nhiều người khác bị thương là hai thảm họa lớn nhất của ngành xây dựng trong năm qua. Nguyên nhân của hai vụ việc đang được điều tra, chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng. Hai sự cố này đặt ra nhiều vấn đề về bảo đảm an toàn thi công, việc quản lý chất lượng công trình, năng lực, trách nhiệm của chủ đầu tư đến việc tổ chức cứu hộ, cứu nạn khi có sự cố xảy ra.

Souce: TBKTSG (01/2008)

12/27/2007 05:18:00 PM

(0) Comments

New Year's holiday in Japan

タオ チューン

In Japan "shogatsu (New Year's holidays)" is a time when everybody takes a few days off to celebrate the arrival of the new year. It is often called "oshogatsu" with the prefix "o" to make it sound polite. Many people who are away from home, return to spend time with their family. Just like Christmas in West, the Japanese are looking forward to "oshogatsu." Here is the song titled "Oshogatsu."
Mou ikutsu neru to oshogatsu
もういくつ寝るとお正月
Oshogatsu ni wa tako agete
お正月には凧あげて
Koma o mawashite asobimashou
こまを回して遊びましょう
Hayaku koi koi oshogatsu
早く来い来いお正月

How many more nights to sleep until New Year's Day
In the New Year's holidays, let's fly a kite
Let's play with a spinning top
Come, come quickly, New Year's Day

To prepare for "oshogatsu," everybody gets busy doing a big year-end cleaning (oosouji), setting New Year's decorations (kadomatsu or shimekazari) and preparing New Year's dishes (osechi-ryori). On New Year's Eve (oomisoka), it is customary to eat "toshikoshi-soba" and wait up to hear the watch-night bell (joya no kane) rung at the temples. It starts ringing at just before midnight on New Year's Eve and continues into the early hours of New Year's Day, 108 times in all. According to Buddhism, a human being has 108 troublesome desires. The ringing of the bells is to expel these troublesome desires.

During New year's holidays, most people visit a shrine or a temple (hatsumoude) to pray for health and happiness. The famous shrines or temples get very crowded. Although kimono are not worn in daily life any more, many people wear them on "oshogatsu."

Flying kites (takoage), spinning tops (koma-mawashi) or playing Japanese battledore (hanetsuki) are traditional games for children, though it is now less popular. Children are given "otoshidama" from parents and relatives. In most cases, it is money placed in special little envelopes (otoshidama-bukuro).

"Kakizome (the first calligraphic writing)" is a traditional event held on January 2nd. People write auspicious words or phrases with a brush. Elementary schools and junior high schools have "kakizome" competitions annually.

"Hatsuyume" is the first dream of the New Year. It is said that good dreams are "Ichi-fuji, ni-taka, san-nasubi (Mt. Fuji at the first, hawk at the second, eggplant at the third)." It is believed that if you have these auspicious dreams, you will have a good year.
Source: www.about.com

12/21/2007 12:35:00 PM

(0) Comments

Càng phức tạp, càng cần đơn giản

Làm thế nào để xây dựng được một chiến lược hữu dụng? Dưới đây là một số ví dụ mà nhà hoạch định chiến lược có thể tham khảo.

Ngô Minh Quân

Tại sao có không ít chiến lược được xây dựng rất chi tiết với nhiều công sức nhưng lại không mấy hữu dụng và có khi trở thành rào cản cho sự phát triển của chính nơi lập ra? Ví dụ điển hình là các chiến lược quy hoạch phát triển đô thị hay chiến lược phát triển và thành lập tập đoàn trong các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam thường không theo kịp đòi hỏi của thực tế. Trong hoàn cảnh môi trường đơn giản và ổn định, doanh nghiệp có thể hoạch định tương lai bằng các chiến lược phức tạp rồi cứ theo đó mà làm. Ngược lại, trong bối cảnh mọi thứ luôn thay đổi nhanh chóng và phức tạp như hiện nay, doanh nghiệp cần có những chiến lược đôi khi thật đơn giản.

Chiến lược quá chi tiết, phức tạp thường khiến người thực hiện gặp khó khăn, lúng túng khi gặp thực tế không đúng như đã định, muốn “xoay xở” lại sợ vi phạm vào những điều đã được đề ra, rồi phải chấp nhận cho chậm lại để chờ xin ý kiến cấp trên. Kinh nghiệm thành công của nhiều doanh nghiệp trên thế giới là nên có chiến lược kinh doanh và phát triển dưới dạng những tiêu chí đơn giản nhưng rõ ràng. Tiêu chí chiến lược cần đưa ra những hướng đi chung để dẫn đến mục tiêu chứ không phải là những lộ trình cụ thể, phải đi qua những con đường nào. Tiêu chí chiến lược cho phép người thực hiện chọn đường để đi và khi cần có thể kịp thời đổi ngay đường khác, miễn là vẫn tôn trọng hướng đi chung. Tiêu chí chiến lược có nhiều dạng và nhiều cách để lập ra. Ta hãy xem thử một vài gợi ý từ thực tế dưới đây.

Dạng phổ biến nhất của tiêu chí chiến lược là những nguyên tắc chung để hành động. Chẳng hạn như Yahoo! có nguyên tắc chung là tất cả các dịch vụ cơ bản phải miễn phí và giao diện các trang web phải luôn có thiết kế đặc thù. Nhân viên thực hiện có thể tự do phát triển các sản phẩm và quan hệ đối tác miễn là bảo đảm những tiêu chí đó. Kết quả là Yahoo! thường xuyên có những sản phẩm mới, đa dạng và đáp ứng nhanh nhu cầu luôn thay đổi của hàng tỉ người truy cập khắp nơi trên thế giới. Tỉ phú chứng khoán Warren Buffet cũng cho biết ông không có chiến lược gì phức tạp mà chỉ theo một tiêu chí đơn giản là luôn tìm cách cân bằng một giao dịch nhiều rủi ro với một giao dịch khác chắc ăn hơn và gần như hàng ngày ông đều tổng kết lời lỗ. Nguyên tắc “không bỏ hết trứng vào một giỏ” đã định hướng mọi hoạt động đầu tư và giúp ông thành công.

Tiêu chí chiến lược cũng có thể ở dưới dạng các giới hạn chung để hành động. Giới hạn này có thể liên quan đến khách hàng, phạm vi địa lý hay công nghệ. Ví dụ Cisco đã gặt hái nhiều thành công nhờ chiến lược mua lại các công ty nhỏ trong lĩnh vực công nghệ mạng với tiêu chí chung là chỉ mua những công ty có tối đa 75 nhân viên và có ít nhất 75% nhân lực là kỹ sư. Tiêu chí đơn giản này giúp Cisco phát hiện dễ dàng và chính xác được đối tượng cần thâu tóm, đồng thời có thể quyết định nhanh trong các thương vụ. Hay Công ty Lego đưa ra định hướng là phát triển sản phẩm trên mọi lĩnh vực, từ đồ chơi đến đồ dùng và quần áo cho trẻ em. Ở đâu có cơ hội là Lego nhảy vào ngay nhưng luôn trong giới hạn là sản phẩm phải kích thích tính sáng tạo của trẻ em, không phát triển những vật dụng thông thường. Tiêu chí giới hạn đó giúp các nhà thiết kế và kinh doanh sản phẩm biết được mình phải làm gì và giúp Lego trở thành thương hiệu biểu tượng cho sự sáng tạo hàng đầu thế giới.

Trong nhiều trường hợp khác, chiến lược có thể đơn giản ở dưới dạng tiêu chí rút lui. Nhiều công ty sản xuất phần mềm trò chơi giao cho nhân viên gần như toàn quyền sáng tạo và kinh doanh sản phẩm nhưng phải tuân thủ nguyên tắc nếu không đạt doanh số tối thiểu nào đó trong vòng hai năm thì phải ngưng lại để phát triển sản phẩm khác. Tiêu chí rút lui có thể rất thích hợp với những thị trường có nhiều yếu tố mới lạ và bất ổn.

Ngoài ra, tiêu chí chiến lược còn có thể là những nguyên tắc theo thời gian. Ví dụ Intel luôn theo tiêu chí tăng gấp đôi tốc độ sản phẩm trong vòng 18 tháng, cà phê Starbucks thì muốn mỗi năm mở thêm 300 cửa tiệm mới trên toàn thế giới.

Đương nhiên doanh nghiệp có thể sử dụng kết hợp nhiều loại tiêu chí chiến lược nêu trên. Chiến lược cần đơn giản nhưng không nên mơ hồ theo kiểu “chúng ta cần hướng đến sự năng động và sáng tạo”, “hướng đến chất lượng”... Nhà hoạch định chiến lược cần làm rõ các tiêu chí để soi sáng cho những hướng đi đó. Và cũng cần lưu ý là đừng nên đưa ra quá nhiều tiêu chí, điều này sẽ làm chiến lược trở thành phức tạp. Kinh nghiệm chung là một doanh nghiệp nên có từ hai đến bảy tiêu chí chiến lược chung để dẫn đường cho các hoạt động rồi cho phép nhân viên được tự chủ trong việc thực hiện. Nhà hoạch định chiến lược nên thường xuyên cập nhật các tiêu chí cho phù hợp với tình hình mới của doanh nghiệp và thị trường. Khi hoàn cảnh môi trường càng phức tạp, bất ổn thì càng cần những chiến lược thật đơn giản để giúp ta luôn năng động và tự chủ nhưng vẫn luôn đi đúng hướng.

Source: TBKTSG - 52/2007

12/21/2007 12:32:00 PM

(0) Comments

Famous saying

タオ チューン

,

I never buy anything unless I can fill out on a piece of paper my reasons. I may be wrong, but I would know the answer to that. "I'm paying $32 billion today for the Coca Cola Company because..." If you can't answer that question, you shouldn't buy it. If you can answer that question, and you do it a few times, you'll make a lot of money.
Warren Buffet

12/21/2007 12:28:00 PM

(0) Comments

Famous saying

タオ チューン

,

Processes don't do work, people do.
John Seely Brown

12/21/2007 12:16:00 PM

(0) Comments

Tiếng Anh trong năm

Kết thúc năm 2007, đã xuất hiện khá nhiều chuyện thú vị về tiếng Anh. Từ điển Merriam-Webster (M-W) vừa mới công bố kết quả bầu chọn các “từ trong năm”, hạng nhất thuộc về từ “w00t”. Đây là một tán thán từ, để diễn tả niềm vui (M-W định nghĩa: expressing joy (it could be after a triumph, or for no reason at all); similar in use to the word “yay”). Ví dụ: W00t! I won the contest! Mặc dù hai mẫu tự ở giữa là hai số không, M-W cho rằng xuất xứ của từ này là viết gọn cụm từ “we owned the other team” thường dùng trên cộng đồng chơi game trực tuyến (own ở đây là thắng, chế ngự). Đưa tin về chuyện này, có tờ viết tít rất hay: “Let’s have a hearty “w00t” for Merriam-Websters Word of the Year” - vừa đưa tin về từ này vừa sử dụng nó như một danh từ trong tít.

Những từ khác lọt vào danh sách top-ten năm nay còn có từ facebook. Có lẽ chúng ta đã nghe về mạng Facebook, một mạng nối kết xã hội phát triển rất nhanh, hiện có gần 60 triệu thành viên. Động từ facebook được dùng với nghĩa vào mạng Facebook (Did you facebook today?) - như kiểu google nay đã thành một động từ quen thuộc. Từ này còn được dùng với nhiều nghĩa đa dạng hơn, như tìm thông tin về một người nào đó trên Facebook (I facebooked Lauren yesterday to see where she goes to college); đưa tên một người nào đó vào danh sách bạn bè trên Facebook.

Một từ khác là “blamestorm” - cũng khá dễ đoán nghĩa nếu chúng ta đã biết từ brainstorm (động não; cùng nhau suy nghĩ tìm giải pháp). M-W định nghĩa: a meeting in which mistakes are aired, fingers are pointed and discomfort is felt by all. Thật là một cảm giác déjà vu với nhiều người có sếp ưa chạy tội! All the managers were locked up in a meeting for the all day blamestorming about the lost contract.

Trước đó, từ điển New Oxford American Dictionary tuyên bố từ “locavore” là từ trong năm. Từ điển đã sẵn có những từ như carnivore (động vật ăn thịt), frugivore (động vật ăn trái cây); herbivore (động vật ăn cỏ)... Nay locavore có nghĩa là người ăn thức ăn trồng ở địa phương hay thức ăn do chính họ trồng.

Thật ra công bố từ trong năm cũng là một chiêu thức tiếp thị của các hãng biên soạn từ điển. Vì thế, sau khi đưa tin về sự chọn lựa của Oxford, tờ New York Times viết: “Other publishers are also milking such gimmicks” - gimmick ở đây là một trò, một chiêu; còn milking được dùng theo nghĩa bóng. Tờ này cho biết Webster là nơi đầu tiên công bố từ trong năm của năm 2007. Đó là “grass station” - a theoretical place where cars could fill up with ethanol someday. Các trạm xăng có bán xăng pha ethanol đã xuất hiện nhiều nơi khi phong trào sản xuất nhiên liệu sinh học phát triển.

Cuối năm cũng là dịp các tờ báo bình chọn câu nói trong năm. Ví dụ, tờ Financial Times, chuẩn bị cho việc này đã bình câu nói của Chuck Prince, cựu Tổng giám đốc CitiGroup: “When the music stops, in terms of liquidity, things will be complicated. But as long as the music is playing, you’ve got to get up and dance. We’re still dancing”. Thành ngữ “when the music stops” được dùng trong nhiều tình huống để chỉ khi mọi chuyện không còn tốt đẹp; ở đây ý ông này nói dù tình hình tài chính khó khăn, đặc biệt ở tính thanh khoản của ngân hàng, ngân hàng của ông vẫn “gắng gượng” cho vay, vẫn hoạt động. Hay nói cách khác, dù thị trường có nhiều rủi ro nhưng vì mọi người đang chạy đua nhau để đầu tư, để giành miếng bánh lợi nhuận thì ngân hàng ông vẫn phải “get up and dance”. Sau đó một thời gian ngắn, Chuck Prince phải ra đi, và bị chê trách vì so sánh chuyện ngân hàng với chuyện khiêu vũ.

Có nguyên một giải thưởng, gọi là “Foot in Mouth” trao cho những câu nói ngớ ngẩn nhất trong năm. Nói lỡ lời, người ta thường diễn đạt bằng “slip of the tongue”, còn nói loanh quanh, không đâu ra đâu, có từ gobbledegook. Giải nhất năm nay được trao cho Steve McClaren, cựu Trưởng đoàn bóng đá Anh với câu: “He is inexperienced but he’s experienced in terms of what he's been through” khi được yêu cầu nhận xét về cầu thủ Wayne Rooney. Thiệt tình không hiểu ý ông này muốn nói cái gì nữa. Tổng thống Bush về nhì với câu: “All I can tell you is that when the governor calls, I answer his phone”. Một câu thoạt đầu tưởng không báo nào trích đăng vì không có thông tin gì cả thì nay tràn ngập nhiều báo - nhờ giải này. Phát ngôn viên của giải này cho nhận xét đau hơn: “We thought it was a bit obvious to honour Bush as he comes up with them every day”.

Giải này do phong trào Plain English tổ chức nhằm cổ súy cho việc “giữ gìn sự trong sáng” của tiếng Anh. Hằng ngày, người ta gởi cho Plain English năm sáu chục câu dài dòng, tối nghĩa, hay chỉ đơn giản là ngớ ngẩn như câu này trên sân bay Gatwich: “Passenger shoe repatriation area only” - dịch sang tiếng Anh đơn giản là: Get your shoes back here.

Nguyễn Vạn Phú
Source: TBKTSG - 52/2007

12/16/2007 05:19:00 PM

(0) Comments

Để thăng tiến nhanh chóng

Trong môi trường làm việc, hoàn tất tốt mọi công việc thuộc trách nhiệm của mình không thôi là chưa đủ để bạn có thể được đề bạt và thăng tiến nhanh chóng.

Muốn khả năng của mình được các sếp nhận biết, chú ý, và đề bạt - bạn cần phải có những đề nghị cải tiến hiệu quả hay kế hoạch hành động mang lại lợi ích thiết thực cho hoạt động của công ty. Đề nghị và thuyết phục cấp trên tin tưởng rồi giao phó cho mình thực hiện là cách gây ấn tượng mạnh mẽ nhất để tự tạo nên những bước thăng tiến cho mình.

Đương nhiên, muốn vậy, bản thân bạn cũng phải học tập, tìm hiểu để thực sự có được những đề nghị đáng giá để đệ trình. Để những nỗ lực của mình không uổng công, bạn cần ghi nhớ bảy điều sau để có thể có được một đề nghị có thể được chấp nhận dễ dàng, ít nhất là từ cấp trên trực tiếp của mình.

Phải thay đổi cách suy nghĩ, thái độ đối với công việc của mình cho phù hợp với tính cách của cấp trên trực tiếp mà bạn sẽ trình bày đề nghị của mình. Có thể sếp trực tiếp của bạn cũng chỉ là một cấp quản lý bậc trung nhưng đó là người đầu tiên mà bạn cần phải đạt được lòng tin để có thể được trao cho những nhiệm vụ quan trọng và có khả năng thăng tiến hơn.

Bạn cần phải xác định đúng những vấn đề đang là mục tiêu cần phải đạt đến trước mắt để có những đề nghị cải tiến phù hợp. Nếu bạn có một đề nghị hành động hoàn toàn mới, hành động đó phải thanh thỏa được những vấn đề đang nóng của đội ngũ. Bạn nên nhớ, những đề nghị chiến lược lâu dài chỉ có thể được chú ý khi bạn đã chứng tỏ được khả năng với những thành công chiến thuật cấp thời.

Bạn cần phải chắc chắn sếp trực tiếp của mình đang nóng lòng về những gì để nêu lên hàng đầu những vấn đề đó trong đề nghị của mình. Bạn cũng cần phải hiểu sếp của mình thích nghe những gì và hành động theo cách nào để trình bày đề nghị của mình đúng với cách sếp muốn nghe, muốn tiến hành. Đây là một điều bạn phải tìm hiểu chắc chắn nếu không muốn đề nghị của mình bị bác bỏ.

Trong lúc suy nghĩ và sắp xếp lên kế hoạch cho đề nghị của mình, đừng quên để ý đến diễn biến của thị trường cũng như những thay đổi có thể xảy ra trong hoạt động của công ty. Đừng chỉ làm việc với những thông tin đã có để rồi kế hoạch của bạn sẽ có những chỗ thiếu sót chết người vì những thay đổi bất ngờ mà bạn không nắm được.

Đừng quá coi thường sếp. Tuyệt đối đừng bao giờ có ý nghĩ là sếp của mình không đủ khả năng lãnh đạo, hãy suy xét thật kỹ để nhìn thấy những khả năng của sếp mà bạn chưa nhận biết. Nên ghi nhớ là ý nghĩ trên chỉ ngăn trở sự thăng tiến của bạn bởi bạn sẽ để lộ ra suy nghĩ đó của mình ra và chắc chắn - không ai lại muốn đề bạt một người xem thường mình.

Đừng ngại ngần phản ứng hay có những đề nghị trái ý với sếp nếu bạn có thể chắc chắn minh chứng sự đúng đắn của phản ứng và giá trị của đề nghị của mình. Hãy làm cho sếp hài lòng trước rồi hãy có phản ứng trái ý sau, lúc đó sếp sẽ dễ dàng nghe lời trái tai hơn. Đây cũng là một cách gây chú ý đối với sếp nhưng bạn phải ứng dụng thật chính xác và khéo léo.

Chú ý đến sếp trực tiếp của mình nhưng cũng không bỏ qua những đồng nghiệp có ảnh hưởng tốt đối với sếp. Bạn nên quan tâm đến ý kiến của những người này có thể có với sếp về đề nghị của mình.

Thực hiện tốt và cẩn trọng bảy điều trên, tương lai thăng tiến của bạn chắc chắn sẽ dễ dàng và thuận lợi với sự đồng tình của cả sếp lẫn các đồng nghiệp của mình.
Theo LĐ

12/09/2007 11:52:00 AM

(0) Comments

Thực hành quản trị

タオ チューン

Giả sử bạn là một người quản lý trực tiếp, chẳng hạn như giám sát sản xuất. Khi nhận nguyên vật liệu từ kho, bạn hoặc nhân viên của bạn sẽ phải tiến hành kiểm tra.
Hãy kể ra ba điểm mà bạn muốn kiểm tra khi nhận nguyên vật liệu.

12/08/2007 10:25:00 AM

(0) Comments

Nghĩa đen hỗ trợ nghĩa bóng

Các cây bút “lão luyện” thường áp dụng một cách gây ấn tượng cho bài viết của mình: dùng nghĩa đen để tô đậm nghĩa bóng, hay đúng ra, cùng một từ, dùng các nghĩa khác nhau để bổ sung cho nhau. Chẳng hạn, tạp chí “The Banker” trong số báo tháng 12-2007 đã giới thiệu chân dung của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu. Câu kết của bài viết: “From next year, helmets will be obligatory on motorbikes, a law that will save many lives. Mr Giau, however, may be well advised to purchase one immediately as he negotiates the application traffic”.

Để hiểu câu sau, cần biết theo thông tin của báo này, hiện đang có 46 đơn xin thành lập ngân hàng nộp tại Ngân hàng Nhà nước. Động từ negotiate thường dùng theo nghĩa thương lượng, thương thảo; dùng với traffic thì có nghĩa len lỏi trong dòng xe cộ. “To negotiate a sharp curve” là ôm một khúc đường cong ngặt rất ngọt. Câu đầu nói chuyện đội nón bảo hiểm nên traffic hiểu theo nghĩa xe cộ lưu thông; câu sau nói hồ sơ xin thành lập ngân hàng nên application traffic là dòng hồ sơ, chồng hồ sơ phải giải quyết. Ai cũng muốn đơn mình được giải quyết nên cần helmet để có thể chịu áp lực từ nhiều phía. Văn ngắn gọn nhưng chuyển tải nhiều ý là nhờ cách dùng từ, vừa theo nghĩa đen, vừa theo nghĩa bóng của tác giả.

Trong bài nói về đồng đô la Mỹ, tờ Economist cũng bắt đầu theo cách này: “The weather may be cold and wet, but in the rich world’s financial markets it is beginning to feel like August all over again”. Khi viết “feel like August”, ý tác giả muốn nói đến cảm giác “sunny, warm, dry...” để đối chọi với “cold and wet” ở trên - theo kiểu “phấn khởi, hồ hởi”! Ở đây dùng chuyện thời tiết để nói đến tâm lý của giới tài chính hiện nay.

Hình như loại văn này gây khó khăn cho người học tiếng Anh nhất vì muốn hiểu hết ý tác giả thì cần hiểu dòng liên tưởng mà tác giả muốn gởi gắm. Một bài rất ngắn viết về chuyện Nhật Bản bắt đầu lấy dấu vân tay của người nước ngoài nhập cảnh vào Nhật có tít “Giving you the finger”. Nếu chỉ chú ý đến từ fingerprint, chúng ta sẽ bỏ qua nghĩa thường dùng của thành ngữ “to give someone the finger” (một cách ra dấu thay cho câu chửi thề thường thấy trong phim Mỹ), ở đây mang nghĩa phản đối chủ trương lấy dấu tay. Hoặc câu này: “What many dreamed would be a gilded carriage carrying the Israeli and Palestinian leaders to a grand ball of peacemaking has turned back into a pumpkin before their eyes”. Để hiểu nó, chúng ta phải biết tác giả đang dùng “điển tích” Cô bé Lọ Lem, đang nhắc đến chuyện bà tiên từng biến trái bí ngô thành cỗ xe dát vàng lộng lẫy để đưa cô đi dự tiệc. Ở đây mọi chuyện xảy ra ngược lại. Vì thế các tít phụ của bài này đều nhắc đến điển tích này để nói chuyện hiện tại như “Close to midnight”, “What about the ugly sisters”...

Xin giới thiệu một bài trên tờ Vietnam News, giới thiệu tiệm ăn “Oh My God” (tên tiếng Việt: Ối Giời Ơi) ở Hà Nội của Jacob O Gold đã sử dụng được một số cách liên tưởng như vậy. “If you suddenly find yourself on a motorbike plying along the busy boulevard of Giang Vo... your stomach is a-rumble with a painful hunger, you may, à la David Byrne, ask yourself, How did I get here?”. “À la David Byrne” là muốn nhắc đến bài hát khá nổi tiếng của nhạc sĩ này, “Once in a Lifetime”, trong đó nhắc đi nhắc lại nhiều câu hỏi tự vấn. Ở một câu khác, “... an enormous orange sign reads your mind and echoes back, Oh My God! This is actually the name of the restaurant. Maybe the owner was an enormous fan of Rob Reiners 1989 film When Harry Met Sally” thì việc dùng cách liên tưởng phim When Harry Met Sally là trực tiếp. Tuy nhiên kỹ thuật dùng chuyện này để nhấn mạnh chuyện kia ở đây chưa được nhuần nhuyễn vì khá lộ và dùng ví dụ ít người biết.

Sử dụng lối văn này thường xuyên nhất có lẽ là giới quảng cáo. Vì cần viết ngắn gọn nhưng chuyển tải nhiều thông tin, những tay viết quảng cáo giỏi phải cân nhắc để sử dụng từ hay hình ảnh khơi gợi nhiều liên tưởng nhất ở người đọc. Quảng cáo thành công hay không tùy thuộc vào sự lựa chọn có đắt hay nhạt.

Ví dụ một quảng cáo cần tuyển giám đốc điều hành viết: “The cheese has moved. Got what it takes?” Người đã đọc cuốn sách nổi tiếng “Who moved my cheese...” của Spencer Johnson khi đọc câu đầu “The cheese has moved” đều hiểu theo nghĩa “Thử thách đang ở phía trước”. Còn câu “Got what it takes?” thường dùng hơn, có nghĩa “Có đủ năng lực, đủ dũng cảm, đủ khôn ngoan để đương đầu với các thử thách đó không?” Với những ai chưa đọc cuốn sách, có lẽ quảng cáo sẽ không thành công. Nhưng ở đây đang tuyển giám đốc điều hành nên quảng cáo giả định các ứng viên đã đọc nó rồi.
Nguyễn Vạn Phú
Source: TBKTSG (50/2007)

12/01/2007 07:37:00 PM

(0) Comments

Lại nói chuyện văn phong kinh tế

Nguyễn Vạn Phú

Các tờ báo kinh tế chuyên ngành thường khó đọc vì chúng sử dụng khá nhiều khái niệm kinh tế với giả định ai nấy đều hiểu. Chính vì vậy bài “Fed Policy and Moral Hazard” của tờ Wall Street Journal là một ngoại lệ lý thú vì ngay đầu bài, tác giả đã cất công giải thích cụm từ moral hazard dùng ở tựa báo. “Moral hazard occurs when investors or property owners are protected from the downside risks of bad investment decisions, thus encouraging them to take still more unwise risks in the future”. Downside trái nghĩa với beneficial.

Từ moral hazard phổ biến nhất là trong ngành bảo hiểm. Ví dụ một người đã mua bảo hiểm xe hơi rồi thì cứ ỷ y không chịu trông coi xe cho cẩn thận vì nếu lỡ bị đánh cắp thì đã có bảo hiểm đền bù. Tình huống đó gọi là “ỷ thế làm liều” - tức là một dạng moral hazard (rủi ro đạo đức). Trong ngành ngân hàng, nếu các chủ nhà băng cứ yên chí lớn có nhà nước đứng đằng sau vì nhà nước không thể để ngân hàng sụp tiệm, có thể họ sẽ cho vay liều lĩnh hơn, đầu tư thiếu cân nhắc hơn - đấy cũng là những biểu hiện của moral hazard.

Lý do có chuyện moral hazard ở đây là vì: “Accusations of moral hazard have been tossed around quite a bit since the Federal Reserve lowered the federal-funds rate by half a percentage point a month ago today”. Chú ý cách nói “tính đến hôm nay đã là một tháng - a month ago today”. Để diễn tả mức giảm từ 5,25% xuống còn 4,75%, người ta dùng “half a percentage point”, nếu dịch 0,5% là không chính xác (vì từ 5,25% giảm 0,5% sẽ còn 5,22%). Nên dịch là 0,5 điểm phần trăm hay 50 điểm (A basis point is 0.01 percentage point). Fed funds rate là lãi suất các ngân hàng cho vay với nhau qua đêm để bảo đảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Thế nhưng đến ngang đây, tác giả bài báo cũng chưa chịu đi ngay vào đề tài chính vì sao chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tạo ra sự “ỷ lại” mà bỏ công giải thích thêm một khái niệm nữa: “As entertaining as this discussion of the nexus between the Federal Reserve and moral hazard has been, the analysis is incomplete because it lacks one key element - something called the Taylor Rule”. Nexus là mối quan hệ nhân quả.

Nói một cách đơn giản, Quy luật xác định nên tăng lãi suất đến mức nào khi lạm phát đạt một ngưỡng nào đó hay ngược lại, nên giảm lãi suất đến đâu khi lạm phát giảm đến mức nào đó. Và “When these goals are in conflict the Rule provides guidance on how to adjust rates accordingly”.

Đến đây, tác giả mới chịu nói thẳng: “If the FOMC decision has provided an insurance policy that protects investor portfolios against damage, and if investor behavior takes this insurance into account in advance, then the FOMC, I will argue, does create a moral hazard each and every time it makes a monetary policy decision”. FOMC là Federal Open Market Committee (Ủy ban Thị trường mở liên bang) - chính là nơi quyết định tăng giảm lãi suất ở Mỹ. Còn nhớ lúc thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh vì khủng hoảng tài chính do vấn nạn tín dụng xấu xảy ra, FED đã đổ vào thị trường hàng chục tỉ đô la để chống đỡ cho thị trường. Nếu nhà đầu tư tin chắc có FED đứng đằng sau lưng để cứu nguy, đấy chính là một dạng moral hazard. Như vậy sự ỷ y do chính sách của FED không phải là lần cắt giảm lãi suất vừa rồi - tác giả nhấn mạnh: “This proposition is equally true whether the FOMC lowers rates, raises rates, or leaves them unchanged”.

Cũng tuần trước, nhân lúc bộ trưởng tài chính các nước G-7 họp tại Washington để bàn về cách đối phó tình hình khủng hoảng tài chính toàn cầu, đã có nhiều ý kiến đòi xem xét lại vai trò của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Tờ Washington Post mở đầu bằng cách trích dẫn Shakespeare: “Neither a borrower nor a lender be” (Đừng đi vay mà cũng đừng cho mượn) để nhận xét lẽ ra IMF phải ở trong tình trạng tốt nhất. Vì hiện IMF có trong tay 252 tỉ đô la chưa dùng đến, dư nợ cho vay chỉ 11 tỉ đô la.

Thế nhưng IMF đã tỏ ra lỗi thời trong thế giới tài chính ngày nay: “Born in an age of fixed exchange rates and limited international capital flows, the IMF must adapt to a new world of floating currencies and massive cross-border trade and investment”.

Hơn nữa vì dư tiền trong quỹ nên IMF làm ra không đủ tiêu. “The fund is supposed to finance its $1 billion administrative budget only out of its earnings from lending”. Năm 2004 trở về trước, tiền lãi hằng năm của IMF lên đến 1,2 tỉ đô la nhưng nay khi các nước con nợ đã trả các khoản vay trước thời hạn, các khoản thu của IMF cạn kiệt dần. Các nhà kinh tế “chọc quê” bằng cách khuyên IMF nên áp dụng “liều thuốc” đã từng kê đơn cho các nước thâm hụt ngân sách như thế bằng hai từ: Cut costs, còn dùng từ IMF hay “khuyên dùng” trước đây là “thắt lưng buộc bụng”.

Source: TBKTSG (44/2007)

12/01/2007 01:52:00 PM

(0) Comments

Thực hành quản trị

タオ チューン

Trọng làm việc ở phòng kỹ thuật đã 5 năm. Anh luôn làm việc tích cực và là người rất nhạy bén. Vì những thành tích xuất sắc. Trọng đã được đề bạt lên làm trưởng phòng kỹ thuật. Trong cương vị mới, anh ta cảm thấy mình có nhiều quyền lực, anh quát nạt, ra lệnh và đòi hỏi mọi người phải tuân phục. Mặc dù các nhân viên trong phòng đều là những người thông minh và có kinh nghiệm. Trọng ít khi quan tâm đến ý kiến của họ. Trọng luôn tự tin vào năng lực của mình và anh thực sự khó chịu khi ai đó góp ý cho mình. Trọng muốn nhân viên thực hiện mọi yêu cầu của anh, không bàn cãi gì hết

Theo bạn, về lâu dài, cách quản lý của Trọng sẽ gây ra những ảnh hưởng gì?

12/01/2007 01:44:00 PM

(0) Comments

Thực hành quản trị

タオ チューン

Hoàng Lan phụ trách một nhóm lập trình trong một công ty sản xuất phần mềm. Thành viên của nhóm là các lập trình viên, họ làm việc ở nhà là chủ yếu. Nhóm thường họp mỗi tuần một lần tại văn phòng công ty nhằm tổng kết công việc trong tuần và lên kế hoạch công việc cho tuần kế tiếp.
Theo bạn, ai là người chịu trách nhiệm cho công việc của nhóm?