Search this blog

Loading

6/29/2008 11:57:00 AM

(0) Comments

Gates steps down

The chairman of Microsoft, Bill Gates, is stepping down from his daily job at the world's largest software company today. Gates, who made his fortune through developing computer software, plans to devote his time to charity work. This report from Peter Bowes:
Listen to the story
As a teenager Bill Gates had a vision of a personal computer on every desk in every home. He says he caught sight of the future and based his career on what he saw. The son of a successful lawyer from Seattle, Gates programmed his first computer at the age of 13. During his two years at Harvard University he spent much of his time finessing his programming skills, as well as enjoying the occasional all night poker session.

He eventually dropped out of college and moved to Albuquerque, in New Mexico, where he set up Microsoft with his childhood friend, Paul Allen. Their big break came in 1980 when Microsoft signed an agreement with IBM to build the operating system that became known as MS-DOS. Microsoft went public in 1986 and within a year Bill Gates, at 31, had become the youngest self-made billionaire.

Now 52, he still has boyish looks, but he's no longer the world's richest man. He's been overtaken by the investor Warren Buffett and the Mexican telecom tycoon Carlos Slim.

But Gates' fortune is at the root of his decision to leave his day job and concentrate on his charitable organisation, the Bill and Melinda Gates Foundation. He'll remain as Microsoft's chairman and work on special technology projects, but according to Gates, great wealth brings great responsibility and his future work will include finding new vaccines and financing projects in the developing world.

Peter Bowes, BBC News, Los Angeles

caught sight of the future
had a vision of what the future would be like

finessing
here, refining; improving by developing/learning new, better techniques

poker
a game played with cards in which people try to win money from each other

dropped out of
stopped studying at

set up
founded, established

big break
lucky opportunity to become very successful

Microsoft went public
Microsoft's products became available to everyone (shops started selling them)

telecom tycoon
someone who has succeeded in the telecommunications industry and become very wealthy and powerful through their success (telecommunications stands for the sending and receiving of sound, images or data over distance, using radio or electrical/optical lines)

at the root of
the main reason for

great wealth brings great responsibility
having a lot of money puts you under greater pressure to spend it on good causes

Source: BBC

6/07/2008 02:16:00 PM

(0) Comments

Bill Gates và những câu nói "bất hủ"

タオ チューン

Bill Gates là người giàu nhất và có lẽ, quyền lực nhất trong làng công nghệ. Trong 3 thập kỷ qua, ông đã có rất nhiều diễn văn, bình luận về kinh doanh, y tế toàn cầu và sự tiến hóa của ngành công nghiệp máy tính...

Dưới đây là những câu nói đáng nhớ của "Ông vua" đế chế Microsoft này.

- " Nếu phát triển một thứ gì đó quá tốn kém, mà lại không có ai tài trợ, dám cá là thứ đó sẽ không được phát triển nữa. Khi đó, chúng tôi thực sự đối mặt với một quyết định mạo hiểm: Có dám viết phần mềm hay không?" (Phỏng vấn với Dennis Bathory-Kitsz trong 80 Microcomputing, năm 1980).

- "IBM ngày nay là tập đoàn lớn nhất trong ngành công nghiệp máy tính. Mọi người đã không hiểu điểm này. Chúng tôi làm chủ quan hệ với IBM bởi chúng tôi có thể gây cho họ ngạc nhiên hết lần này đến lần khác vì tốc độ "đẻ ra" công nghệ mới của mình" (US News& World Report, tháng 8/2001).

- (Khi được hỏi liệu Microsoft thời hậu Windows như thế nào và có bao giờ từ bỏ Windows hay không?). "Không bao giờ. Windows là sản phẩm quan trọng nhất của chúng tôi. Chúng tôi đang mở rộng nền hệ điều hành này để nó có thể tự chạy được trên mạng Internet cũng như các thiết bị khác ngoài máy tính. Nền tảng kỳ diệu nhất hiện nay là .NET" (US News & World Report, tháng 8/2001).

- Mặc dù có khoảng 3 triệu máy tính được bán ra mỗi ngày tại Trung Quốc nhưng người dùng lại không trả tiền cho phần mềm. Tuy nhiên một ngày nào đó, họ sẽ trả. Chừng nào còn nạn đạo phần mềm, chúng tôi vẫn muốn phần mềm bị đạo là của Microsoft. Rồi khi người dùng "mắc nghiện" sản phẩm, chúng tôi sẽ tìm cách thu tiền của họ". (Về nạn sao chép phần mềm tại Trung Quốc, tháng 7/1998).

- Microsoft có nhiều đối thủ rành rành trong quá khứ. Thật tuyệt khi chúng ta có cả một viện bảo tàng để lưu lại tất cả những điều này. (Tại Bảo tàng lịch sử máy tính, tháng 10/2004).

- Khi nào chúng ta thiết lập được một xa lộ thông tin, tôi sẽ có thêm cách kiếm tiền. Bất cứ ai chịu trả 1 cent (giả dụ vậy), cũng có thể xem được bộ phim tôi đang xem, quyển sách tôi đang đọc và nhiều loại thông tin khác. (Playboy, 1994).

- "Tại Microsoft, luôn luôn có những ý tưởng cực kỳ thông minh nhưng đáng tiếc là chúng luôn rót từ trên cao xuống" (BBC, tháng 12/2001).

- Cách chuẩn bị tốt nhất để trở thành một lập trình viên giỏi là ... viết chương trình, và nghiên cứu những chương trình xuất sắc mà người khác đã viết. Trong trường hợp của tôi, tôi đã... lục tung thùng rác của Trung tâm Khoa học máy tính và tìm ra danh sách hệ điều hành của họ (Programmers at Work của Susan Lammers, 1986).

- " Nếu bạn để ý kỹ, bạn sẽ thấy Oracle đạt được địa vị như ngày hôm nay bằng cách dụ dỗ hàng ngàn doanh nghiệp trên thế giới từ bỏ những phần mềm giá rẻ đang dùng, chuyển sang những hệ thống đóng, độc quyền và giá cao cắt cổ. Larry Ellison chính là kẻ thù số một của chơi đẹp và sáng tạo". (Phỏng vấn với Krakt Korteks, tháng 11/2000).

- Cũng giống như bất cứ ai dùng email, tôi cũng phải nhận hàng tấn thư rác mỗi ngày. Phần lớn trong số chúng đòi dạy tôi cách xóa nợ hoặc làm giàu nhanh chóng". (Wall Street Journal, tháng 6/2003).

- Chúng tôi đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng tất cả các sản phẩm phần mềm bị lạc hậu quá nhanh. Có lẽ trong vài năm nữa, thời kỳ đen tối của chúng tôi sẽ đến. Chỉ có điều tôi không biết "vài" là bao lâu" (Forbes Greatest Business Stories of All Time, Daniel Gross, 1997).

- Tôi nghĩ sẽ không ngoa khi nói rằng máy tính cá nhân là công cụ mạnh nhất mà con người từng tạo ra. Chúng là công cụ thông tin liên lạc, là công cụ sáng tạo và có thể do người dùng mặc sức tùy biến". (Phát biểu tại Đại học Illinois, tháng 2/2004).

- "Tôi ước sao mình không phải là người đàn ông giàu nhất thế giới. Có gì hay ho từ cái danh hiệu đó đâu. Bạn chỉ càng bị chú ý hơn mà thôi" (Phát biểu trong cuộc hội thảo về quảng cáo trực tuyến tại Redmon, tháng 5/2006).

- "Thành công là một giáo viên tồi. Nó ru ngủ những người thông minh với suy nghĩ rằng họ không thể thất bại" (The Road Ahead).

- Không có lỗ hổng nào đáng chú ý trong những phần mềm đã phát hành của chúng tôi mà số đông người dùng đòi phải vá cả! (Focus Magazine, tháng 10/1995).
Source: VietnamNet

6/07/2008 02:05:00 PM

(0) Comments

Sự truyền bá văn hóa tổ chức

Nhân viên dễ dàng nhận thấy vị thế xã hội của mình qua công việc được giao, qua trang phục và vị trí trong công viên. Công việc càng đòi hỏi kỹ năng điêu luyện, trang phục biểu diễn càng cầu kỳ, lộng lẫy thì vị thế của nhân viên đó càng cao.

Văn hoá tổ chức có xu hướng được truyền bá một cách thành công tới các nhân viên mới được tuyển dụng sau quá trình làm quen có định hướng. Quá trình truyền bá gồm ba giai đoạn: tuyển dụng, xã hội hoá và hội nhập, đào thải.

Tuyển dụng

Trước khi nộp đơn ứng tuyển vào bất kỳ tổ chức nào, các ứng viên đã "nạp" sẵn cho mình một lượng thông tin đáng kể về hoạt động cũng như văn hoá làm việc của tổ chức đó thông qua các kênh thông tin như bạn bè, người quen, báo chí, báo cáo hàng năm… Các ứng viên tiềm năng, người thực sự muốn trở thành thành viên của tổ chức sẽ không ngừng nỗ lực tìm hiểu về lịch sử hình thành, văn hoá của tổ chức và thậm chí bắt đầu tập thích nghi với các giá trị văn hoá đó. Merton (1957) gọi sự thích nghi này là "xã hội hoá có định hướng". Một số tổ chức còn giúp "bôi trơn" quá trình này thông qua việc cung cấp cho các ứng viên bản mô tả chi tiết công việc, phòng ban cần tuyển và tất nhiên là cả về tổ chức đó. Theo một số nghiên cứu thì ứng viên được tuyển dụng tỏ ra rất sẵn lòng tiếp thu văn hoá tổ chức. Như vậy, mới chi qua khâu “chiêu hiền", các tổ chức đã truyền bá một cách gián tiếp và tự động văn hoá của mình lên các ứng viên. Lấy ví dụ về Công ty Walt Disney. Để được nhận vào làm việc trong khu giải trí Disneyland, các ứng viên đều sớm nhận thức phải đáp ứng những tiêu chuẩn tối thiểu mà Công ty mong muốn ở họ như có làn da trắng, khuôn mặt dễ nhìn, ở lứa tuổi 20, cao ráo, khoé mạnh. Những yêu cầu tưởng như khắt khe này nhằm tạo cho các du khách vui chơi trong công viên có cảm nhận rằng đây là nơi "hạnh phúc nhất trên thế giới".

Xã hội hoá tổ chức là khái niệm thể hiện quá trình ứng viên làm quen, học hỏi và tiếp nhận các giá trị, hành vi ứng xứ để trở thành một mắt xích phù hợp trong guồng máy hoạt động của tổ chức đó. Sau khi vượt qua "cửa tử", các ứng viên bắt đầu quá trình xã hội hoá theo hai hướng: theo nghi thức và không theo nghi thức.

Hầu hết các tổ chức bắt đầu quá trình xã hội hoá không theo nghi thức bằng cách để cho nhân viên của mình hướng dẫn trực tiếp các nhân viên mới. Lần đầu làm quen với môi trường làm việc của một tổ chức, nhân viên mới thường gặp phái những tình huống mà họ cho là phức tạp và khó hiểu. Một mặt là do họ hoàn toàn lạ lẫm trước những kinh nghiệm được chia sẻ bởi đồng nghiệp, mặt khác, họ thiếu sự hiểu biết và nhận thức về các chuẩn mực, giá trị, tập tục mà nhũng nhân viên kỳ cựu cho là hiển nhiên đúng trong tổ chức. Nhân viên mới có xu hướng tìm hiểu và thích nghi với môi trường làm việc bằng cách quan sát và đặt câu hỏi. Các đồng nghiệp giúp đỡ nhanh chóng hoà nhập thông qua hoạt động giao tiếp, nói chuyện hàng ngày làm cho nhận biết đâu là hành vi ứng xứ được chấp nhận và mong đợi. Quá trình xã hội hoá theo kiểu "dân vận" này tỏ ra rất hiệu quả bởi các quy ước, giá trị được truyền đạt một cách tự nhiên, thân mật và người "bị truyền đạt" cũng thấy dễ tiếp thu. Mức độ tiếp thu nhanh hay chậm có thể còn phụ thuộc vào khả năng nhận thức và kỹ năng xã hội của nhân viên mới, vào tính hiệu quá của quá trình xã hội hoá và vào mức độ phức tạp hay khó hiểu của văn hóa tổ chức.

Quá trình xã hội hoá theo nghi thức được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn tách rời, có tác dụng làm cho nhân viên mới dần từ bở thói quen hay hành vi ứng xử trong môi trường trước đây. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn chuyển hoá. Giai đoạn này góp phần củng cố thêm cho giai đoạn một. Tại thời điểm vẫn còn là ma mới này, một nhân viên có thể bị từ chối cho vào một số khu vực nhất định trong Công ty, không có chỗ đỗ xe đặt trước, không có thư ký hay vài thiết bị văn phòng nào đó. Nhân viên bước vào giai đoạn ba - giai đoạn hoà nhập - khi họ thực sự thấy mình được chấp nhận bởi các đồng nghiệp, được phân công công việc lâu dài trong một phòng ban cụ thể sau hàng tuần, thậm chí hàng tháng làm công việc tạm thời và được giới thiệu một cách trang trọng, chính thức trong buổi lễ ra mắt nào đó.

Để bạn đọc hiểu rõ hơn quá trình xã hội hoá theo nghi thức và không theo nghi thức, tôi tiếp tục lấy Công ty Walt Disney làm ví dụ. Sau khi lọt vào danh sách ăn lương của Walt Disney, nhân viên mới bắt đầu quá trình xã hội hoá theo nghi thức khi tham gia một chương trình học việc 40 giờ trong Trường Đại học Disneyland. Họ được học từ cách sử dụng từ ngữ như Disneylana là một "công viên chứ không phải một "trung tâm giải trí", hay khách hàng luôn được gọi là "những vị khách". Trang sức đeo trên người chỉ ở mức khiêm tốn, vừa phải, không được quá màu mè, rực rỡ. Họ còn được học cách giải quyết những tình huống bất ngờ nảy sinh, cách tìm kiếm sự giúp đỡ nhanh nhất từ các đồng nghiệp khi gặp phải khách hàng "khó nhằn”. Những buổi nói chuyện hay chiếu phim khích lệ được tổ chức định kỳ nhằm tạo cho nhân viên phong thái vui vẻ khi làm việc. Mỗi nhân viên còn được phát một cuốn sổ tay hướng dẫn nhằm đảm bảo không một nguyên tắc hay giá trị nào của Công ty bị bỏ sót. Quá trình xã hội hoá không theo nghi thức được thể hiện một cách trực tiếp và rõ nét hơn. Nhân viên mới dễ dàng nhận thấy vị thế xã hội của mình qua công việc được giao, qua trang phục và vị trí làm việc. Công việc càng đòi hỏi kỹ năng điêu luyện, trang phục biểu diễn càng cầu kì, lộng lẫy thì vị thế của nhân viên đó càng cao. Họ cũng ngầm hiểu rằng các giám sát viên không chỉ có mặt để giúp đỡ, hướng dẫn và đánh giá hiệu quả công việc mà còn theo dõi xem họ nghỉ giải lao có quá đà hay trang phục có đúng quy cách không.

Hòa nhập, đào thải

Một nhân viên có thể nhanh chóng hoà nhập hoặc cảm thấy không phù hợp tí nào với môi trường làm việc sau khoảng thời gian xã hội hoá. Sự hoà nhập hoàn toàn của nhân viên được thể hiện qua một số thay đổi trong chức danh công việc như họ không còn phải đeo mác "trợ lý" hay "tạm quyền” nữa, được mời tham dự các buổi tiệc Công ty, có chỗ đố xe đặt trước hay nhận các văn bản chính thức trực tiếp từ giám đốc. Tuy nhiên, một số nhân viên lại thấy xa lạ, không thoải mái trước những hành vi ứng xử theo khuôn mẫu của môi trường làm việc. Họ làm việc không hiệu quả, có hành động đi ngược lại những giá trị văn hoá được chấp nhận trong tổ chức và phần đông số này đều bị tổ chức đào thải. Lại có trường hợp nhân viên bị "đồng hoá" hoàn toàn bởi văn hoá tổ chức dẫn tới sự tuân thủ một cách mù quáng mọi quy định trong Công ty. Trong tiếng Anh người ta dùng một từ ghép rất hay để chỉ những người này, đó là từ "company man". Vào những năm 80, hãng Xeroc đã phải sa thải hàng loạt "company man” vì họ bị xã hội hoá một cách quá mức, do đó không còn khả năng suy nghĩ và hành động sáng tạo, tự chủ.

Mỗi tổ chức đều tạo dựng và duy trì một loại hình văn hoá làm việc riêng của mình và mọi nhân viên làm việc trong tổ chức đều có trách nhiệm học hỏi, thích nghi với các giá trị văn hoá đó . Tuy nhiên họ cũng cần tiếp thu có chọn lọc để tránh bị đồng hoá hoàn toàn.

Lan Nhi
Source: Thế giới doanh nhân

6/01/2008 03:04:00 PM

(0) Comments

Famous saying

タオ チューン

,

Leadership is a quality of those who earn the respect of others through the wisdom of the combination of their words and their actions.
~ Walter Grant IV