Search this blog

Loading

10/12/2008 12:26:00 PM

(0) Comments

Thế nào là một quốc gia phá sản?

タオ チューン

Iceland bị phá sản, chắn hẳn nhiều bạn tự hỏi mình không biết một quốc gia như thế nào thì bị coi là phá sản (không phải là cá nhân hay doanh nghiệp mà hẳn là một quốc gia).

Phá sản theo cách hiểu ngắn ngọn là khi một thực thể chính thức tuyên bố không còn khả năng trả nợ cho các chủ nợ. Cụm từ "quốc gia phá sản" hay "phá sản quốc gia" bản thân nó không phải là một thuật ngữ kinh tế được thống nhất. Về bản chất, có thể hiểu quốc gia phá sản là quốc gia không còn khả năng trả nợ hoặc không còn ngoại tệ để chi trả cho các khoản nhập khẩu. Trong biệt ngữ kinh tế, nó cũng có thể được biết đến với cái tên "khủng hoảng cán cân thanh toán" (balance of payments crisis).

Một quốc gia có thể làm gì khi phá sản?

Nếu một quốc gia không còn đủ ngoại tệ để trả tiền nhập khẩu, quốc gia đó thường phải vay tiền từ Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF hoặc vay từ các nước khác.

Nếu không làm như vậy, quốc gia này sẽ nhanh chóng không còn khả năng nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ cần thiết hoặc thiết yếu - đây là trường hợp điển hình đối với một quốc gia như Iceland, nơi phụ thuộc nặng nề và hàng hoá nhập khẩu. Iceland đã từng phải đàm phán để vay Nga 4 tỷ euro (5,5 tỷ đôla) nhưng chưa có thoả thuận nào đạt được.

IMF làm gì?

IMF, không giống như cơ quan giám sát doanh nghiệp phá sản, không tiếp quản tài sản và trách nhiệm trả nợ (trong trường hợp của một quốc gia là toàn bộ quốc gia và nợ nần của quốc gia đó). Quỹ có hàng loạt các "bộ phận" (facilities), một số bộ phận sẽ yêu cầu phải trả lãi vay gần với mức thị trường. Quỹ cũng có các bộ phận giúp đỡ một quốc gia nhằm xoá đói giảm nghèo hoặc những cú sốc vượt ra khỏi sự kiểm soát của chính phủ.

Trên website IMF, Quỹ coi "trách nhiệm chính của IMF là cung cấp các khoản vay cho những quốc gia gặp khó khăn trong cán cân thanh toán."

IMF thường cho vay với điều kiện có dàn xếp với chính phủ những chính sách và biện pháp mà quốc gia đó sẽ đồng ý thực hiện nhằm giải quyết khó khăn.

IMF không được hành động nếu không có lời mời từ phía chính phủ. Khi đã được mời, quan chức và nhân viên IMF sẽ thảo luận các biện pháp và mức độ tài chính cần thiết.

Liệu IMF sẽ tới giải cứu Iceland?

Ngày Thứ 5, IMF đã phát biểu Quỹ đã kích hoạt những kế hoạch khẩn cấp nhằm cung cấp các khoản vay cho những quốc gia đang gặp khủng hoảng. Cơ chế giải cứu khẩn cấp sẽ đảm bảo phản ứng nhanh của IMF nhằm thông qua quyết định cho vay trong vòng từ 5-10 ngày.

Iceland vẫn chưa quyết định có cần đến sự trợ giúp của IMF hay không. Chính sách cầu cứu vẫn là lựa chọn mở.

Nợ của ngân hàng đè nặng như thế nào?

Những rắc rối của Iceland phát sinh từ những khoản nợ khổng lồ của các ngân hàng lớn nhất nước này. Theo dữ liệu của Thomson Reuters, ngân hàng đứng đầu Kaupthing cùng với những ngân hàng "top" như Landsbanki và Glitnir, có tổng nợ ngoại hối là 62 tỷ đôla.

Các ngân hàng đã bị buộc ra khỏi thị trường tín dụng trước cuộc khủng hoảng tuần này và không còn khả năng trả được những khoản nợ ngắn hạn.

Kết thúc chuỗi 4 ngày kinh hãi bắt đầu từ Thứ 2, Iceland đã phải tiếp quản hầu hết hệ thống ngân hàng, từ bỏ nỗ lực cứu đồng nội tệ, đóng cửa thị trường chứng khoán, phải nói chuyện với Anh và bị buộc phải tìm kiếm giải cứu từ nước ngoài.

www.SAGA.vn l theo Forbes