Search this blog

Loading

11/18/2008 08:30:00 PM

(0) Comments

Cách định nghĩa mới về quản lý và lãnh đạo

タオ チューン

,

Trong một thế giới phát triển phức tạp, những người giữ vai trò cao nhất lại không có được toàn bộ lời lý giải hay câu trả lời, do vậy chúng ta cần một hình mẫu lãnh đạo có thể giải đáp cho câu hỏi: tất cả nhân viên có thể thể hiện khả năng lãnh đạo như thế nào?

Đối với không ít các nhà lý luận quản lý, họ cho rằng không có thuật ngữ nào gọi là nhà quản lý chiến lược. Theo một quan điểm khá phổ biến về quản lý và lãnh đạo, vai trò của người quản lý chính là việc duy trì hiện trạng, để sao cho các hoạt động hiện tại vận hành một cách trôi chảy. Điều này lại chứng tỏ rằng vẫn còn tồn tại những nhà quản lý chiến lược. Đây chính là lý do chính đáng để đối mặt với quan niệm chính thống này.

Nếu chúng ta có thể thoát khỏi quan niệm: lãnh đạo chỉ dành cho người nắm cương vị này, thì tất cả các nhân viên có thể được lên tiếng để chứng tỏ khả năng lãnh đạo của mình khi họ tung ra một đường hướng tốt hơn ví như một sản phẩm, dịch vụ, tiến trình mới. Sự thay đổi này đã cho phép chuyển sang một giai đoạn xa hơn, rất phù hợp với tầm hiểu biết của chúng ta khi sự đổi mới ngày càng là nhân tố quyết định trong lợi thế cạnh tranh. Trong một thế giới phát triển phức tạp, những người giữ vai trò cao nhất lại không có được toàn bộ lời lý giải hay câu trả lời, do vậy chúng ta cần một hình mẫu lãnh đạo có thể giải đáp cho câu hỏi: tất cả nhân viên có thể thể hiện khả năng lãnh đạo như thế nào?

Phương pháp mới phân biệt lãnh đạo và quản lý

Người ta đã không ngừng nỗ lực để đi tìm định nghĩa về vai trò hay chức năng tách biệt cho hai khái niệm: lãnh đạo và quản lý. Điểm khác biệt nhất được đa số chấp nhận đó là dựa trên tác phong của hai đối tượng thể hiện vai trò này. Lãnh đạo được mô tả như những người có khả năng truyền cảm hứng và có định hướng, trong khi quản lý là những người có nhiệm vụ trọng tâm và là người điều khiển. Phong cách của nhà quản lý là quản lý kinh doanh - họ thưởng cho nhân viên vì năng lực làm việc của họ. Ngược lại, lãnh đạo có nhiệm vụ chuyển hoá, hay nói cách khác, họ là những người truyền cảm hứng.

Cách phân biệt này tuy nhiên vẫn chưa thực sự rõ nét bởi vì chúng ta biết rằng một số nhà quản lý cũng có thể là những người thúc đẩy giỏi và cũng rất nhạy cảm với mọi người. Và rằng một số lãnh đạo lại có phong cách khá trầm tĩnh và thường căn cứ theo thực tế của vấn đề. Họ có sức thuyết phục bởi họ biết rằng họ đang nói gì ngay cả khi họ không truyền cảm hứng trong cách giao tiếp. Vậy nên, theo cách phân biệt này thì lãnh đạo và nhà quản lý gần như có chung điểm trọng tâm, thực hiện công việc thông qua nhân viên của họ. Điểm khác biệt dễ nhận thấy để có thể biết ai là lãnh đạo ở đây chính là khả năng truyền cảm của người nào tốt hơn. Và ngay cả khi lãnh đạo là những nhà quản lý cấp cao thực sự thì tại sao họ vẫn lo lắng khi có những nhà quản lý?

Nếu chúng ta loại bỏ tiêu chí phong cách, một cách đơn giản trong việc định nghĩa lãnh đạo và quản lý để nói rằng người lãnh đạo thúc đẩy những đường hướng mới, còn nhà quản lý thì điều hành những phương hướng đã và đang có sẵn. Nếu lãnh đạo là công việc hoàn toàn tự do, lãnh đạo chỉ có thể duy trì thông qua ảnh hưởng không chính thức, thân mật. Điều đó có nghĩa là lãnh đạo sẽ không bao giờ có vai trò quyết định trong vấn đề uy quyền đối với nhân viên. Nó ngầm ẩn rằng mọi quyết định đưa ra bởi những nhà điều hành thâm niên là những hành động quản lý, chứ không phải là việc lãnh đạo. Theo logic này, nhà quản lý đưa ra những quyết định chiến lược chứ không phải là người lãnh đạo. Điều này ban đầu nghe có vẻ khác lạ nhưng nếu những chiến lược mới đưa việc kinh doanh theo những đường hướng mới thì liệu đó lại không phải là việc lãnh đạo ư? Tất nhiên là không, bởi vì đây là một quyết định về đầu tư.

Quản lý là đầu tư

Điều này có nghĩa là cần nhìn nhận việc quản lý như một hành động đầu tư. Các nhà quản lý có những nguồn lực như nhân lực, tài chính, nguyên liệu để đầu tư. Một khi họ quyết định thuê nhân viên mới, chuyển sang những thị trường mới hay đưa ra những chiến lược mới tức là họ đang thực thi những quyết định đầu tư. Lý do duy nhất để chúng ta nhìn nhận việc quản lý này như vai trò của một lãnh đạo đó là nếu chúng ta đảm trách vai trò này dựa trên quan niệm về lãnh đạo. Nhưng, nếu chúng ta muốn có một định nghĩa về lãnh đạo để từ đó cho phép nhân viên căn cứ vào đó thể hiện khả năng lãnh đạo của mình thì chúng ta phải thu hẹp khái niệm này về ảnh hưởng không chính thức của người lãnh đạo trong việc thúc đẩy những hướng đi mới.

Ví như, khi một người có tư tưởng đổi mới hàng đầu đưa ra dòng sản phẩm mới đối với nhóm lãnh đạo điều hành cấp cao. Đây chính là lãnh đạo tổng thể: từ thấp đến cao. Nhưng nhân viên có năng lực đóng vai trò chủ chốt lại không có quyền quyết định để phát triển sản phẩm này. Điều đó có nghĩa là khái niệm lãnh đạo “từ đầu đến chân” phải được thu hẹp để gây ảnh hưởng đối với người khác nhằm tìm ra một lộ trình đi tốt hơn.

Tầm quan trọng của lãnh đạo và quản lý

Lãnh đạo và quản lý đều đóng vai trò quan trọng ngang nhau. Quản lý cần sử dụng triệt để mọi nguồn lực trong việc phát triển và điều hành các chiến lược. Lãnh đạo là điều thiết yếu trong việc phát triển tương lai thông qua đổi mới. Cả người lãnh đạo và nhà quản lý có thể đều là nhà chiến lược. Sự khác nhau đó là: lãnh đạo có ảnh hưởng mật thiết tới người khác để thông qua, chấp thuận những chiến lược mới, trong khi nhà quản lý là người quyết định những chiến lược mới. Ví dụ, một công nhân có hiểu biết có thể trình một chiến lược mới lên CEO - người đóng vai trò giống như người bán, khách hàng hay nhà đầu tư trong tình huống này. Khi CEO quyết định chấp nhận một chiến lược mới, họ sẽ quyết định cách quản lý. Và người thúc đẩy đầu tiên của chiến lược này chính là người lãnh đạo. Tất nhiên, CEO có thể vừa lãnh đạo vừa quản lý bằng việc đầu tiên là bán chiến lược mới cho công ty, sau đó quyết định thông qua chiến lược đó.

Mặc dù lãnh đạo và quản lý đều có vai trò ngang nhau nhưng quản lý có khả năng giải quyết công việc lớn hơn bởi vì quản lý cần quyết định chiến lược tổng thể và quản lý việc điều hành nó qua kết hợp và thúc đẩy nhân viên hoàn thành công việc theo cách tốt nhất. Lãnh đạo là hành động mang tính trọng tâm hơn. Lãnh đạo nghiên cứu phương thức tốt hơn và bán chiến lược này cho công ty.

Tất nhiên, đây không phải là cách định nghĩa lãnh đạo và quản lý dễ được chấp nhận như thông thường nhưng nó là cách tốt trong việc định nghĩa tường tận về lãnh đạo. Lãnh đạo rõ ràng không phải là hành động đưa ra quyết định.

Source: LanhDao.net

11/02/2008 08:35:00 PM

(0) Comments

Teamwork Exercise: Paper Bridge

タオ チューン

,

Purpose
The aim of this fun exercise is to encourage team work and creative thinking.
Objective

Each team has to build a self-supporting paper bridge using the materials provided.
Things You Need
* A stack of newspapers
* One roll of sticky tapes for each team
* A measuring tape

Setup
* Split the group into teams of three people.
* Each team has access to unlimited amount of newspapers and one sticky tape.
* Each team has 10 minutes to build a bridge.
* Facilitator can measure the length of each bridge using measuring tape.
* The team which makes the longer bridge in the allocated time is the winner.

Rules of the game
* Delegates cannot use the sticky tape to attach the bridge to the ground or table.
* Sticky tape can only be used in the structure of the bridge.
* The bridge can have a maximum of two support columns.

Timing
Explaining the Test: 5 minutes.

Activity: 10 minutes

Group Feedback: 20 minutes.
Discussion
Discuss with the group the key elements of team work noticeable during this exercise. Encourage discussions on the effect of communication, leadership and feedback systems involved during this activity.

Variations

As a variation you can remove the sticky tape and get the delegates to only use newspaper. In this case, set two chairs two meters apart from each other. The two chairs form the bases of the bridge at the two ends. Teams can only use paper to bridge the gap between the two chairs. The most elegant looking bridge with the least number of columns in the middle will win.

Source: www.skillsconverged.com

11/02/2008 12:18:00 AM

(0) Comments

7 kỹ năng cần có của người quản lý dự án

Các nhà quản trị ngày nay đánh giá kỹ năng giao tiếp, sự trung thực, liêm chính của cấp dưới ngang bằng nhau và ở vị trí cao nhất trong những năng lực mà họ mong đợi ở nhân viên. Kế tiếp đó mới là sự năng động, sáng tạo, làm việc siêng năng và khả năng làm việc theo nhóm.
Sở dĩ những tính chất, kỹ năng nêu trên được đánh giá cao như vậy vì nó liên quan chặt chẽ đến công tác quản lý dự án - một loại hàng công việc rất quan trọng mà các doanh nghiệp thường phải thực hiện.
Dưới đây là những cách giúp bạn đạt hiệu quả trong công việc quản lý dự án.

1. Chịu khó nâng cao năng lực lưu trữ kết quả công việc.
Khi thành thạo các kỹ năng quản lý dự án, nhân viên thực hiện công việc nhanh hơn, nhất là việc lưu trữ kết quả công việc dưới dạng văn bản. Do đó, nên luyện để nâng cao năng lực lưu trữ kết quả công việc dưới dạng biểu đồ là rất quan trọng.

2. Chú ý đến ghi chép và rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn thực hiện công việc.
Nội dung cơ bản của quản lý dự án là xây dựng kế hoạch cách thực hiện công việc hiệu quả nhất với những nguồn lực hiện có trong thời gian ngắn nhất. Mỗi khi thực hiện xong một công việc gì, bạn hãy ghi lại những gì đã làm được, rút ra bài học kinh nhiệm thì đó là những tài liệu vô giá của bạn sau này.

3. Thường xuyên liên lạc với đồng nghiệp.
Không phải cứ họp hành nhiều là tốt, mà vấn đề nằm ở chỗ bạn quản lý thông tin như thế nào. Hãy quan tâm đến cuộc trao đổi, tiếp xúc và giữ liên lạc với đồng nghiệp để có đủ thông tin.

4. Làm việc tốt với các thành viên trong nhóm.
Bạn có làm việc ăn ý với những thành viên trong nhóm? Những thành viên trong nhóm có muốn cộng tác với bạn? Mọi người có xem bạn là người đứng đầu dự án không? Bạn có tích cực nghe những gì người khác nói không? Khi một người trong nhóm chất vấn bạn, hãy cố gắng lý giải vấn đề một cách trực tiếp và thật khách quan.

5. Luôn đảm bảo tiến độ công việc.
Không đảm bảo đúng tiến độ và không thực hiện đầy đủ công việc được giao là con đường ngắn nhất giết chết sự nghiệp của bạn. Các kỹ năng quản lý dự án tập trung vào việc đảm bảo tiến độ công việc với kết quả tốt nhất nên một khi làm chủ được điều này, bạn sẽ được các thành viên trong nhóm tin tưởng.

6. Bình tĩnh để kiểm soát tình hình.
Một người quản lý dự án giỏi cần phải bình tĩnh và kiểm soát được tình hình trên cơ sở có đầy đủ thông tin về dự án. Căn cứ vào thời gian phải hoàn thành dự án, người quản lý phải biết phân công ai phải làm việc gì, ở đâu và luôn có những phương án đề phòng bất trắc. Nếu chẳng may xảy ra sự cố, phải thật bình tĩnh để giải quyết mọi vấn đề phát sinh và giữ sự ổn định tình hình.

7. Thích ứng với những thay đổi.
Đừng khó chịu trước những thay đổi bất thường của dự án. Một người quản lý dự án giỏi luôn phải thích ứng với những thay đổi của dự án và đề ra những biện pháp kịp thời để kiểm soát tình hình và đảm bảo sự thành công cho dự án đó.

NHẬT MINH (theo Manage Smarter)
Trang Doanh nhân trẻ, Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần số 218, ra ngày 5/10/2007

11/01/2008 11:50:00 PM

(0) Comments

25 BÍ QUYẾT QUẢN LÝ DỰ ÁN

Đã có rất nhiều sách báo viết về phương thức và kỹ thuật quản lý dự án hiệu quả. 25 bí quyết dưới đây được đúc kết lại từ lý thuyết và kinh nghiệm quản lý của các chuyên gia AMA (American Management Association) – một tổ chức phi lợi nhuận nổi tiếng về đào tạo Quản Trị Kinh Doanh

1. Xây dựng một đội nhóm đoàn kết cùng giải quyết vấn đề. Nếu không bạn sẽ khó có thể đưa ra giải pháp đúng đắn hoặc sẽ tạo ra nhiều tranh cãi về mục tiêu của dự án

2. Hãy luôn ghi nhớ và tuân theo các mục tiêu đã đề ra trong suốt quá trình dự án

3. Xây dựng một chiến lược để đạt được tất cả các mục tiêu của dự án

4. Giám sát và kiểm tra định kỳ để bảo đảm rằng dự án luôn nằm trong mục tiêu ban đầu đã đề ra.

5. Xác định rõ các cột mốc và chuẩn đánh giá: kết quả mong muốn, các trở ngại, lập ra các chính sách sẽ giúp bạn đạt được kết quả như mong đợi

6. Cập nhật thông tin từ tất cả các Stakeholders (là những người có liên quan, dính líu hoặc bị tác động bởi các hoạt động của dự án) để tránh mâu thuẫn về mặt lợi ích sau này

7. Lựa chọn thành viên thích hợp cho dự án – là những người có thể đóng góp những nhận định và thông tin có ích cho dự án chứ không chỉ đơn thuần là người có thể hợp tác làm việc nhóm.

8. Làm việc theo nhóm. Nếu tất cả các thành viên của một đội/nhóm làm việc độc lập, sản phẩm sau cùng sẽ không ăn khớp cũng giống như những gì nhóm đã thể hiện.

9. Hãy thực tế về số lượng dự án mà bạn hoặc tổ chức của bạn có thể đảm trách và các mục tiêu đã đề ra.

10. Lập kế hoạch dự án theo cách trả lời các câu hỏi như: phải làm những gì ? Ai làm ? Bao nhiêu ? Khi nào ? Làm như thế nào ? …

11. Đưa ra thật nhiều giải pháp lựa chọn (brainstorming), sau đó chọn ra cái tối ưu nhất dựa trên các thông số đã thiết lập ban đầu (Vd: dựa trên chi phí, thời gian, mục tiêu …)

12. Hãy thương lương khi cần những nguồn lực/tài nguyên/yếu tố có rất ít hoặc khó tìm kiếm.

13. Hãy bàn giao những phần có thể theo từng cột mốc chính của dự án, nhờ vậy mà tiến trình sẽ có thể được đo lường dễ dàng hơn

14. Đưa ra chuẩn đánh giá, định lượng, đặc tả tất cả các yếu tố có thể ảnh hưởng đến giá trị của các chuẩn này.

15. Đừng lập thời gian biểu cho bất kỳ công việc nào có thời gian nhiều hơn từ 4 đến 6 tuần. Thay vì vậy, hãy chia nhỏ ra thành nhiều tác vụ để dễ quản lý.

16. Tiếp tục đặt ra những câu hỏi. Càng có nhiều câu hỏi, bạn sẽ càng tìm ra nhiều cách giải quyết các vấn đề hoặc khám phá ra những vấn đề đối lập với những gì đã định nghĩa ban đầu.

17. Tránh sự “cám dỗ” cố gắng hoàn thành xuất sắc mọi việc – điều đó sẽ dành cho phiên bản sau của sản phẩm hoặc bộ phận dịch vụ.

18. Hãy dành thời gian dự phòng trong trường hợp xảy ra những tình huống không mong đợi hoặc những vấn đề chưa được dự tính.

19. Làm tất cả mọi thứ mà bạn có thể để giữ cho các tác vụ theo đúng lịch trình, một sự sai lầm nào đó ở đây có thể làm sa lầy dự án hiện tại

20. Luôn cảnh giác các rào cản “phong tỏa” trong quá trình dự án (roadblocks) và hãy hướng đến hoạt động chuyên nghiệp (pro-active), đừng phản ứng lại chúng mà hãy giúp các thành viên trong dự án hoàn thành nhiệm vụ của họ.

21. Xem như các thành viên trong nhóm đang thực hiện các nhiệm vụ quan trọng, do đó, họ sẽ không thể cố gắng liên tục để thực hiện thêm các công việc khác.

22. Đề cử ra những thành viên có thể thực thi nhiều vai trò khác nhau trong qui trình quản lý dự án.

23. Đừng để các thành viên đợi đến “sát nút” mới bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Khi đó, nếu vấn đề phát sinh, sẽ không còn thời gian trống để sửa chữa và sẽ bị trễ hạn bàn giao.

24. Hãy luôn ghi nhớ 3 lần sức ép: hoàn thành dự án theo đúng tiến độ, kinh phí, mục tiêu và mong đợi của khách hàng.

25. Hãy ghi nhận lại kết quả của các dự án: xem xét lại cả nhóm làm việc và các nhiệm vụ thực thi.

Source: quanlyduan.com