Search this blog

Loading

12/29/2008 10:05:00 PM

(0) Comments

Pareto chart

A Pareto chart is a special type of bar chart where the values being plotted are arranged in descending order. The graph is accompanied by a line graph which shows the cumulative totals of each category, left to right. The chart is named after Vilfredo Pareto, and its use in quality assurance was popularized by Joseph M. Juran and Kaoru Ishikawa.

The Pareto chart is one of the seven basic tools of quality control, which include the histogram, Pareto chart, check sheet, control chart, cause-and-effect diagram, flowchart, and scatter diagram. These charts can be generated in Microsoft Office or OpenOffice as well as many free software tools found online.

Typically on the left vertical axis is frequency of occurrence, but it can alternatively represent cost or other important unit of measure. The right vertical axis is the cumulative percentage of the total number of occurrences, total cost, or total of the particular unit of measure. The purpose is to highlight the most important among a (typically large) set of factors. In quality control, the Pareto chart often represents the most common sources of defects, the highest occurring type of defect, or the most frequent reasons for customer complaints, etc.

The Pareto chart was developed to illustrate the 80-20 Rule— that 80 percent of the problems stem from 20 percent of the various causes.

Source: Wiki

12/28/2008 01:22:00 PM

(0) Comments

5S Methodology

タオ チューン

,

5S is a reference to a list of five Japanese words which, transliterated and translated into English, start with the letter S and are the name of a methodology. This list is a mnemonic for a methodology that is often incorrectly characterized as "standardized cleanup", however it is much more than cleanup. 5S is a philosophy and a way of organizing and managing the workspace and work flow with the intent to improve efficiency by eliminating waste, improving flow and reducing process unreasonableness.

5S is a method for organizing a workplace, especially a shared workplace (like a shop floor or an office space), and keeping it organized. It's sometimes referred to as a housekeeping methodology, however this characterization can be misleading, as workplace organization goes beyond housekeeping (see discussion of "Seiton" below).

The key targets of 5S are workplace morale and efficiency. The assertion of 5S is, by assigning everything a location, time is not wasted by looking for things. Additionally, it is quickly obvious when something is missing from its designated location. Advocates of 5S believe the benefits of this methodology come from deciding what should be kept, where it should be kept, and how it should be stored. This decision making process usually comes from a dialog about standardization which builds a clear understanding, between employees, of how work should be done. It also instills ownership of the process in each employee.

In addition to the above, another key distinction between 5S and "standardized cleanup" is Seiton. Seiton is often misunderstood, perhaps due to efforts to translate into an English word beginning with "S" (such as "sort" or "straighten"). The key concept here is to order items or activities in a manner to promote work flow. For example, tools should be kept at the point of use, workers should not have to repetitively bend to access materials, flow paths can be altered to improve efficiency, etc.

The 5S's are:

Phase 1 - Seiri (整理) Sorting: Going through all the tools, materials, etc., in the plant and work area and keeping only essential items. Everything else is stored or discarded.

Phase 2 - Seiton (整頓) Straighten or Set in Order: Focuses on efficiency. When we translate this to "Straighten or Set in Order", it sounds like more sorting or sweeping, but the intent is to arrange the tools, equipment and parts in a manner that promotes work flow. For example, tools and equipment should be kept where they will be used (i.e. straighten the flow path), and the process should be set in an order that maximizes efficiency.

Phase 3 - Seisō (清掃) Sweeping or Shining: Systematic Cleaning or the need to keep the workplace clean as well as neat. At the end of each shift, the work area is cleaned up and everything is restored to its place. This makes it easy to know what goes where and have confidence that everything is where it should be. The key point is that maintaining cleanliness should be part of the daily work - not an occasional activity initiated when things get too messy.

Phase 4 - Seiketsu (清潔) Standardizing: Standardized work practices or operating in a consistent and standardized fashion. Everyone knows exactly what his or her responsibilities are to keep above 3S's.

Phase 5 - Shitsuke (躾) Sustaining: Refers to maintaining and reviewing standards. Once the previous 4S's have been established, they become the new way to operate. Maintain the focus on this new way of operating, and do not allow a gradual decline back to the old ways of operating. However, when an issue arises such as a suggested improvement, a new way of working, a new tool or a new output requirement, then a review of the first 4S's is appropriate.

A sixth phase "Safety" is sometimes added. Purists, however, argue that adding it is unnecessary since following 5S correctly will result in a safe work environment.

There will have to be continuous education about maintaining standards. When there are changes that will affect the 5S programme -- such as new equipment, new products or new work rules -- it is essential to make changes in the standards and provide training. A good way to continue educating employees and maintaining standards is to use 5S posters and signs.

Source: Wiki

12/27/2008 03:29:00 PM

(0) Comments

Chiến lược là... sự độc đáo

タオ チューン

,

Trong khi nhiều lãnh đạo doanh nghiệp vẫn cho rằng cạnh tranh là vươn lên vị trí tốt nhất thì giáo sư Michael E.Porter, “cha đẻ” của chiến lược cạnh tranh, khẳng định cạnh tranh là xây dựng sự độc đáo cho sản phẩm và thương hiệu của mình.

Ngày 01/12, giáo sư Michael E.Porter đã lần đầu tiên đến Việt Nam để chủ trì buổi hội thảo “Cạnh tranh toàn cầu và lợi thế Việt Nam”. Người chủ trì “Bảng xếp hạng thường niên về năng lực cạnh tranh” của hơn 120 quốc gia trên thế giới hiện được xem là nhà tư tưởng chiến lược bậc thầy của thời đại. Theo ông, sai lầm lớn nhất trong chiến lược là cạnh tranh với đối thủ trên cùng loại sản phẩm với cùng phương thức kinh doanh.

Vị thế cạnh tranh được ông định nghĩa là làm theo một cách khác để đạt đến một mục tiêu khác.

Chiến lược cạnh tranh của một doanh nghiệp do đó được thể hiện rõ nét nhất ở bảng giá trị tiêu biểu (đưa ra cho khách hàng) và những triển khai cụ thể để đạt đến các giá trị đó. Nhóm giá trị này luôn trả lời ba câu hỏi: Khách hàng nào? Nhu cầu gì? Giá cả thế nào? Một nhóm giá trị tiêu biểu mới lạ và độc đáo thường sẽ giúp mở rộng thị phần.

Ông nêu trường hợp của công ty sản xuất đồ nội thất IKEA của Thụy Điển như một ví dụ. IKEA đưa ra nhóm giá trị tiêu biểu là phục vụ những khách hàng trẻ, mới mua hàng lần đầu, nhạy cảm với giá cả, thích những mặt hàng phong cách, tiết kiệm không gian với mức giá tương đối. Từ đó, công ty triển khai cụ thể như: sản phẩm có thiết kế dễ đóng gói, dễ lắp ráp, thiết kế mọi sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng, giờ phục vụ kéo dài, các điểm bán hàng ở ngoại ô, có nhà hàng phục vụ với giá rẻ, có chỗ gửi trẻ em trong cửa hàng… Giáo sư Porter khẳng định IKEA chắc chắn không phải là nhà sản xuất đồ nội thất tốt nhất nhưng hiển nhiên là có chiến lược cạnh tranh rõ ràng với dòng sản phẩm và phương thức hoạt động rất riêng của mình.

Ông nhấn mạnh chiến lược trước hết là một sự chọn lựa nên làm gì, nên phục vụ ai, phục vụ như thế nào, hơn nữa còn phải chọn lựa không nên làm gì để tránh đi vào những con đường người khác đã đi. Giáo sư giải thích, với nguồn lực có hạn, dĩ nhiên bạn không thể đáp ứng được mọi đối tượng và nếu không biết thu hẹp phạm vi, bạn chắc chắn sẽ thất bại. Hơn nữa, ông lập luận, bạn có thể “sao chép” hàng trăm thứ từ một doanh nghiệp thành công nhưng không bao giờ thực hiện được toàn bộ chiến lược kinh doanh của họ, chính vì vậy mà không thể thành công như họ.

Ngoài ra, chiến lược phải được xem là mục đích theo đuổi lâu dài để khách hàng có thời gian “nhận ra” bạn là ai, bạn đang cung cấp cho họ những giá trị gì. Những thay đổi nóng vội, liên tục không chỉ tốn kém, vô ích mà còn có tác dụng ngược trong việc khẳng định thương hiệu. Vậy phải chăng chiến lược bắt buộc doanh nghiệp dậm chân tại chỗ? Trái lại, giáo sư Porter khẳng định những cải tiến trong các hoạt động cụ thể là việc làm liên tục.

Trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp nên làm gì trong tình hình suy thoái hiện nay, giáo sư cho rằng hơn bao giờ hết, đây là thời điểm để doanh nghiệp chú trọng hơn đến chiến lược. Thay vì “vò đầu bứt tai” trước những điều kiện bất lợi như nhu cầu sụt giảm hay tín dụng khó khăn, hãy tận dụng thời gian trì trệ này để xem xét lại, định hướng lại, bắt đầu từ những điểm cơ bản nhất và xác định vị thế cho một đường đua dài hơi phía trước, những việc mà ông cho là khó thực hiện trong điều kiện bình thường khi doanh nghiệp phải chạy đua để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Source: TBKTSG

12/07/2008 08:47:00 PM

(0) Comments

Nghề SEO - "Bầu sô" của website

タオ チューン

,

Giả sử bạn có 1 trong 100 triệu trang web trên thế giới. Vậy bạn làm thế nào để trang web của mình có thể dễ dàng được tìm thấy? Yếu tố quan trọng là thông qua các công cụ tìm kiếm, hiện chiếm đến 60% các đường dẫn đến các trang thông tin quan trọng.

Những lý do để bạn chọn nghề SEO
Mạng Internet ngày càng phát triển trở thành một môi trường truyền thông mới. Ảnh hưởng của Internet ngày càng lớn, có phần lấn át các phương tiện truyền thông truyền thống. Nắm bắt cơ hội đó, các công ty kinh doanh cũng nhanh chóng tìm cách khai thác Internet để quảng bá cho sản phẩm và dịch vụ của mình. Nghề SEO ra đời khi mà các website bắt đầu lớn mạnh và kiếm ra tiền cho doanh nghiệp.

Cùng với xu hướng bùng nổ quảng cáo trên mạng Internet, nhu cầu tuyển người nắm vững các kỹ năng truyền thông trên mạng Internet lên cao hơn bao giờ hết. Hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có trang web riêng cho mình. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh trên Internet, cuộc chiến giành vị trí cao trên bảng xếp hạng của các công cụ tìm kiếm là điều vô cùng quan trọng. Các công ty về du lịch, chứng khoán, tài chính luôn có nhu cầu tìm kiếm những chuyên gia SEO giỏi ngày càng tăng mạnh nhằm nâng cao tỉ lệ xuất hiện của trang web.

SEO là một nghề mà bạn có thể "hành nghề" một mình hay cho một công ty. Có một điều đáng chú ý là những khoản lương cho nhân viên SEO cũng tương đương hoặc thậm chí còn cao hơn lương cho nhà phát triển, nhân viên thiết kế hoặc nhân viên quảng cáo Web. Là người làm SEO độc lập bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn nữa. Hầu hết các trang web tự do đều dành chi phí cho dịch vụ SEO theo giờ với mức giá rất cao.

SEO là nghề như thế nào mà có những tiềm năng lớn đến thế?
Chuyên viên SEO phải sử dụng rất nhiều từ khóa (keywords) hợp lí, phải “đánh” vào thị hiếu và nhu cầu của người sử dụng Internet thông qua các từ khóa này

SEO là viết tắt tiếng Anh của thuật ngữ Search Engine Optimization (Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm), là một quá trình làm nội dung trang web dễ dàng được các công cụ tìm kiếm tìm thấy, và hiển thị.

Công việc tối ưu hoá website có thể hiểu cách khác là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có thể được coi là một tiểu lĩnh vực của tiếp thị qua công cụ tìm kiếm.

Công việc của một chuyên viên SEO
Hầu hết người dùng Internet sử dụng các công cụ tìm kiếm hàng ngày và có thể chỉ nhìn vào trang đầu tiên của kết quả tìm kiếm. Vì thế nhiệm vụ của những người làm SEO (SEOer) là làm sao để trang web của công ty, doanh nghiệp xuất hiện nhiều nhất trong quá trình tìm kiếm của người sử dụng Internet. Muốn như vậy, họ phải sử dụng các phần mềm hỗ trợ SEO và phải thường xuyên cập nhật trang web để có được thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo, MSN. Bên cạnh đó, việc lập trình, thiết kế website bằng những đoạn code thân thiện với các cỗ máy tìm kiếm đó cũng là cách để nâng cao thứ hạng của website của bạn.

Mục đích của SEO là nhằm nâng cao lượng truy cập từ các cỗ máy tìm kiếm đến website của bạn. Nói cách khác, tức là làm cho website có nhiều người tìm thấy và “click” vào nhất khi họ dùng các công cụ tìm kiếm. Muốn như vậy, các chuyên viên SEO phải sử dụng rất nhiều từ khóa (keywords) hợp lí, phải “đánh” vào thị hiếu và nhu cầu của người sử dụng Internet thông qua các từ khóa này và phần miêu tả của website. Bởi vậy, mỗi một website trong một lĩnh vực thì lại có những keyword riêng của mình, ví như website buôn bán máy tính thì các từ khóa sẽ là “máy tính nguyên bộ”, “máy tính xách tay”, “laptop”, “ram”, “HDD”, “ổ cứng”, “chuột”, “bàn phím”…; website về du lịch thì sử dụng các từ khóa “du lịch trọn gói”, “du lịch nghỉ dưỡng”, “tour”, “tham quan"; còn nếu website đó có nội dung chủ yếu là về phim ảnh thì các từ khóa như “phim”, “phim bộ”, “phim kiếm hiệp”, “phim tâm lí xã hội”, “hoạt hình”… lại là những từ khóa rất đáng để bạn quan tâm. Những từ khóa này được nhắc đi nhắc lại nhiều lầm trong tên website, tiêu đề, phần mở đầu và nội dung bài viết. Các từ khóa này còn thay đổi theo từng thời điểm, khi đó dân trong nghề gọi là “hot keywords”. Qua kỳ thi đại học vừa rồi cho thấy các từ khóa được người sử dụng internet tìm kiếm nhiều nhất là “địa điểm thi”, “điểm sàn”, “điểm chuẩn”, “nguyện vọng 1”, “nguyện vọng 2”…

Những tố chất để có thể bắt đầu bước vào con đường SEOer
Mỗi người lập trình nên trang bị cho mình những kiến thức về SEO và ngược lại những người làm SEO chắc chắn sẽ phải có những kiến thức về lập trình, thiết kế, quản trị.

Người làm SEO đòi hỏi không những chỉ có kiến thức về kỹ thuật, về mỹ thuật, mà cần cả kỹ năng xã hội, tiếp thị. Việc tối ưu hóa phụ thuộc vào việc kết hợp giữa công tác biên tập và kỹ thuật; các nội dung, đặc biệt là tiêu đề cần phải mô tả được nội dung, sử dụng những từ khóa mà khách hàng thường dùng, cần phải thu hút người đọc bằng nội dung hấp dẫn, gây tò mò và có ích cho người đọc. Vì vậy những kiến thức tổng quát về xã hội, khoa học và đời sống giúp ích cho cho các SEOer rất nhiều.

Điều quan trọng cho một chuyên gia SEO là đam mê công việc, đam mê Internet và hiểu tường tận nhu cầu của người sử dụng Internet. Hằng ngày các SEOer phải tiếp xúc thường xuyến với internet, với các công cụ tìm kiếm, với các chương trình hỗ trợ công việc, nếu không có sự am hiểu sâu về internet thì rất khó để làm tốt công việc. Hơn nữa việc nắm bắt được thị hiếu của người sử dụng internet sẽ giúp website tăng hạng rất nhanh trên các công cụ tìm kiếm.

Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ tốt cũng là một công cụ vô cùng đắc lực giúp bạn trên con đường làm SEO vì nghề SEO trên thế giới rất phổ biến. Chắc bạn không quên được những "gã khổng lồ" về công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo hay Microsoft chứ?

Cần phải kiên nhẫn. Cả những SEO chuyên nghiệp và khách hàng của họ đều phải hiểu rằng để SEO thành công thì cần phải có thời gian và nỗ lực. Có thể mất hàng tháng, thậm chí là hàng năm để đưa được một trang Web có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm, hay xây dựng được hàng nghìn liên kết cho trang đó.

Học SEO ở đâu?
SEO là công việc đã phổ biến khá lâu trên thế giới nhưng ở Việt Nam do thị trường Internet mới phát triển, nên Việt Nam chưa thực sự có ngành đào tạo về nghề này. Nhưng không vì thế mà các bạn bỏ qua một nghề hết sức hấp dẫn này chứ? Nếu bạn vào Google và tìm với từ khoá “SEO course” hay “SEO contest” sẽ thấy không ít các khoá học hay cuộc thi về SEO. Bạn có thể tìm tòi, học hỏi những kiến thức, kinh nghiệm từ internet - thư viện sách khổng lồ. Các website tiếng Việt cung cấp các kiến thức về SEO để bạn tham khảo: www.lamseo.com, www.vietseo.net...

Source: HieuHoc

12/07/2008 08:43:00 PM

(0) Comments

6 lỗi marketing nguy hiểm

タオ チューン

,

Marketing là một trong những khâu quan trọng nhất do vậy những lỗi mắc phải trong quá trình marketing cũng là những lỗi nguy hiểm nhất.

1. Không biết tập trung vào đúng đối tượng khách hàng
Một ý nghĩ sai lầm của những người làm marketing là hướng đến càng nhiều đối tượng càng tốt mà không biết rằng tập trung đúng đối tượng mới là điều quan trọng. Sau khi tìm được đúng đối tượng, bạn hãy tập trung vào họ, cho họ thấy họ sẽ được gì khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty bạn, đấy mới là chiến lược đúng đắn.

2. Tập trung quá nhiều đến công ty mình và ít hướng tới khách hàng
Khách hàng chỉ quan tâm một phần đến những thông tin như: công ty bạn được thành lập năm nào, hoạt động ra sao, … Điều họ quan tâm trước hết là sản phẩm của bạn có ích hay mang lại điều gì cho bản thân họ.

3. Thay đổi hay loại bỏ những chiến lược kinh doanh hiệu quả
Bạn cho rằng giữ mãi một chiến lược marketing sẽ gây nhàm chán? Nhưng loại bỏ chúng khi chúng vẫn có tác dụng thì cũng không phải là một ý kiến sáng suốt nhất là khi bạn chưa chắc chắn những chiến lược mới liệu có mang lại hiệu quả hay không? Cách tốt nhất là thử nghiệm những chiến lược mới trong khi vẫn giữ những chiến lược cũ.

4. Làm không “đến nơi đến chốn”
Bạn nghĩ marketing chỉ đơn giản là đến giới thiệu cho một người về sản phẩm/dịch vụ của công ty mình rồi để đó vì mua hay không là do họ quyết định? Bí quyết ở đây là hãy chăm sóc những vị khách hàng tiềm năng của mình thật thường xuyên, thật nhiệt tình, họ có thể chưa mua vào lúc này nhưng sẽ mua vào lúc khác. Thử tưởng tượng, vào lúc bạn đến giới thiệu thì khách hàng chưa có nhu cầu sử dụng ngay nên chưa mua, nhưng do bạn không thường xuyên giữ liên lạc với họ, nên khi có nhu cầu họ sẽ chẳng thể nhớ bạn là ai, liên hệ như thế nào và mua luôn hàng của công ty đến marketing với họ lúc đó.

5. Không chủ động
Bạn ngồi yên đợi tiền rơi vào túi mình ư? Làm gì có chuyện đó. Dù cho sản phẩm của công ty bạn có nổi tiếng đến đâu thì bạn vẫn cần giữ vai trò chủ động khi marketing, đừng mong chờ khách hàng tự đến với bạn.

6. Sao chép chiến lược kinh doanh
Bắt chước chiến lược kinh doanh của các công ty đối tác mà không biết là chúng có phù hợp với hoàn cảnh của công ty mình hay không cũng là một sai lầm phổ biến. Sự thật là có những chiến lược chỉ phù hợp với công ty này mà lại không phù hợp với công ty kia. Bạn nên tìm hiểu nhiều chiến lược kinh doanh khác nhau, và thử áp dụng vào công ty mình để tìm ra một chiến lược hiệu quả nhất.

Source: Sức trẻ Việt Nam