Search this blog

Loading

1/20/2008 05:54:00 PM

(2) Comments

CÔNG TY DỆT MAY MARTIN

タオ チューン

Ngày 8/12/1992 thật sự là một ngày tồi tệ đối với John Martin. Đó là ngày Canada, Mexico và Mỹ thông báo chung Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (viết tắt là NAFTA). Theo hiệp định này, tất cả các loại thuế giữa 3 quốc gia này sẽ được loại bỏ trong vòng 10 – 15 năm tới, voi hầu heat được cắt giảm trong 5 năm. Điều làm John xáo trôn nhất là điều khoản của hiệp định qui định tất cả các thuế thương mại của ngành dệt may giữa 3 quốc gia này được loại bỏ trong vòng 10 năm. Theo Hiệp định được đề xuất, hàng năm Mexico và Canada cũng sẽ được phép xuất 1 số lượng cụ thể hàng dệt may được sản xuất từ nguyên liệu nước ngoài vào thị trường Mỹ, và hạn ngạch này sẽ được tăng nhẹ qua 5 năm đầu tiên của Hiệp định. John nghĩ: “ Lạy chúa, bây giờ tôi phải quyết định có dời nhà máy của mình đến Mexico hay không”
John là GĐ tài chính của 1 công ty Martin Textile ở New York. Đây là công ty của gia đình Martin, đã trải qua 4 thế hệ, được ông cố của John thành lập năm 1910. Công ty có 1500 nhân viên làm việc ở 3 nhà máysản xuất quần áo cotton ở New York, chủ yếu là đồ lót. Tất cả các công nhân của công ty là thành viên của đoàn viên công đoàn, và công ty có 1 lịch sử lâu dài về mối quan hệ lao động tốt. Công ty chưa bao giờ có việc tranh chấp lao động, và John cũng như cha, ông nội, ông cố mình đều xem lực lượng lao động như 1 phần của “gia đình Martin”. John tự hào không những biết nhiều tên của nhân viên mà còn biết nhiều về hoàn cảnh gia đình của những nhân viên lâu năm.
Trên 20 năm qua, công ty đã trải qua sự cạnh tranh khắc nghiệt, cả ở nước ngoài và ở tại thị trường trong nước. Những năm giữa thập niên 80 đặc biệt khó khăn. Sức mạnh của đồng dola trên thị trường hối đoái nước ngoài trong suốt thời kỳ này cho phép các nhà sản xuất châu Á thâm nhập vào thị trường Mỹ với giá rất thấp. Sau đó, mặc dù đồng dola yếu lại so với nhiều loại tiền tệ chính, các nhà ssản xuất châu Á đã không tăng giá để bù lại sự suit giảm của đồng dola. Trong ngành kinh doanh kỹ năng chuyên sâu lao động thấp như ngành sản xuất dệt may, chi phí chi phối bởi lương và năng suất lao động. Không có gì ngạc nhiên, các đối thủ của John ở Đông bắc nước Mỹ đã đối phó với việc cạnh tranh chi phí SX mãnh mẽ bằng việc di chuyển sản xuất sang phía Nam, đầu tiên đối với những bang như South Carolina và Mississippi, nơi mà lực lượng lao động không phải là đoàn viên công đoàn được thuê ít hơn đáng kể so với lao động là đòan viên công đoàn ở Đông bắc, và sau đó đến Mexico, nơi mà chi phí lao động cho công nhân ngành vải sợi thấp hơn 2$/h. Ngược lại, mức lương ở nhà máy John ở New York là 12.5$/h và 8-10$/h ở các nhà máy không nằm trong liên đoàn lao động ở Đông nam nước Mỹ.
3 năm vừa qua thật sự khắc nghiệt đối với công ty vải sơi Martin. Hàng năm, công ty báo cáo lỗ nhỏ, và John biết công ty không thể tiếp tục như vậy. Mặc dù khen ngợi chất lượng sản phẩm của Martin, các khách hàng chính của ông khuyến cáo ông rằng giá của ông quá cao và họ có thể không tiếp tục mua hàng của ông nữa. Giám đốc ngân hàng lâu nay của ông nói với ông rằng ông phải cắt giảm chi phí lao động xuống. John đồng ý, nhưng ông biết 1 cách duy nhất có kết quả để làm việc đó làchuyển họat động sản xuất ở phía Nam sang Mexico. Ong ta luôn miễn cưỡng làm điều đó, nhưng dường như bây giờ ông ta có ít sự lựa chọn. Ong ta sợ rằng trong 5 năm tới thị trường Mỹ sẽ tràn ngập hàng nhập khẩu giá rẻ từ châu Á, Mỹ và các công ty Mexico, tất cả sản xuất ở Mexico. Dường như cách duy nhất để Martin sống sót là đóng cửa các nhà máy ở New York và chuyển hoạt động sản xuất sang Mexico.
Đầu óc của John cứ nghĩ luẩn quẩn. Việc để nhữnng người tốt, lương thiện bị mất việc thì có tốt cho đất nước? Các chính trị gia cho rằng điều đó tốt cho thương mại, tốt cho sự phát triển kinh tế, tốt cho cả 3 quốc gia. John không thể nhìn thấy được theo cách đó. Mary Morgan, người đã làm việc cho Martin 30 năm qua, sẽ ra sao? Bà ấy bây giờ đã 54 tuổi. Làm thế nào bà ấy và những người như bà có thể kiếm 1 công việc khác? Nghĩa vụ lương tâm của ông đối với các công nhân của mình sẽ ra sao? Lòng trung thành mà công nhân của ông đã thể hiện đối với gia đình ông những năm qua sẽ tính sao? Đó có phải là cách tốt nhất để đáp lại? Ong sẽ truyền đạt tin tức này cho công nhân của ông, nhiều người đã làm cho công ty 10-20 năm qua như thế nào? Và những công nhân Mexico như thế nào? Họ có trung thành và năng lực sản xuất có như những công nhân hiện tại của ông hay không? Từ nhưng công ty vải sợi khác mà đã xây dựng nhà máy SX ở Mexico, ông nghe những câu chuyên về năng suất sản xuất thấp, tay nghề yếu, tốc độ thay thế công nhân cao, và sự vắng mặt không có lý do lớn. Điều này có phải là sự thật? Nếu vậy, ông sẽ làm gì để đối phó với điều đó? John luôn luôn cảm thấy rằng thành công của Martin một phần nhờ vào không khí gia đình, mà nó khích lệ sự trung thành, năng suất lao động và chú ý đến chất lượng của công nhân, một không khí được xây dựng qua 4 thế hệ. Làm thế nào ông có thể tái tạo điều đó ở Mexico với những công nhân nước ngoài mà thậm chí ông không hiểu được ngôn ngữ họ nói?

CÂU HỎI:
  1. Chi phí và lợi ích kinh tế đối với Martin Textile khi chuyển nhà máy sản xuất sang Mexico là gi?
  2. Chi phí và lợi ích xã hội đối với Martin Textile khi chuyển nhà máy sản xuất sang Mexico là gi?
  3. Có phải chi phí - lợi ích kinh tế và xã hội đối với việc chuyển nhà máy sản xuất sang Mexico phụ thuộc với nhau?
  4. Hành động hợp đạo lý nhất là gì?
  5. Bạn sẽ làm gì nếu bạn là John Martin?
Source: Khoa QLCN - ĐHBK Tp. HCM
2 Responses to "CÔNG TY DỆT MAY MARTIN"
Unknown said :
September 28, 2014 at 7:12 AM
This comment has been removed by the author.
Tao V Nguyen said :
March 1, 2015 at 11:50 AM
Bài viết rất hay, rất xúc tích
Cảm ơn bạn đã chia sẻ bài viết trên.
----------------------------------------------------
Chúng tôi chuyên cung cấp các loại vải quàn may áo đồng phục dành cho mọi đối tượng như trường mầm non, mẫu giáo, cấp 1, cấp 2, cấp 3, đại học và cả cho các cộng ty, cơ quan, vvv.
Nếu bạn đang có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi
Địa chỉ: 624/14/44 Âu Cơ, P10, Q Tân Bình, TPHCM
Xưởng nhuộm: 70/E2 Nguyễn Văn Quá, Phường Đông Hưng Thuận, Q 12, TPHCM
Điện thoại: (08)397-405-233
Hotline:
0913-978-800 - gặp anh Phúc
0908-274-246 - gặp anh Đăng
0907-162-433 - gặp anh Tảo

Email: nguyenvtao@gmail.com
Website: http://dongphuchocsinhcongsogiare.blogspot.com
Keywords:
đồng phục hoc sinh công sở giá rẻ tại tphcm
dong phuc hoc sinh cong so gia re tai tphcm